Theo dõi Báo Hànộimới trên

Xắn tay vào việc

Thu Minh thực hiện| 25/07/2014 06:51

(HNM) - Chương trình phổ cập bơi, phòng chống tai nạn thương tích về sông nước cho trẻ em trong năm 2014, nôm na là

- Không phải đến năm nay Hà Nội mới thực hiện chương trình "xóa mù bơi", nhưng hiệu quả dường như vẫn chưa được như ý. Ông có thể cho biết nét khác biệt của chương trình "xóa mù bơi" năm 2014 so với các năm trước nhằm đạt hiệu quả tích cực hơn?

- Trong bối cảnh số ca đuối nước ngày càng gia tăng, nhiệm vụ "xóa mù bơi" càng lúc càng cấp thiết. Ý thức rõ điều đó, năm 2013, Phòng TDTT quần chúng đã chủ động điều chỉnh các hoạt động, dành hơn 1 tỷ đồng từ kinh phí sự nghiệp đầu tư cho chương trình "xóa mù bơi", coi đây là một hoạt động trọng điểm. Chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, quan trọng là đã có khoảng hơn 4.000 học sinh tiểu học và THCS đã có thể bơi được tối thiểu 25m với 1 trong 4 kiểu là bơi sải, bơi ếch, bơi bướm và bơi ngửa.

“Xóa mù bơi” cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết. Ảnh: Hải Anh



Năm 2014, chúng tôi tiếp tục triển khai chương trình (từ cuối tháng 5 đến hết tháng 7) với tổng kinh phí chừng 1,5 tỷ đồng. So với năm 2013, số lớp "xóa mù bơi" tăng từ 29 lên thành 36 lớp, mỗi lớp đào tạo 150 em. Đã có 25 quận, huyện, thị xã tham gia chương trình, trong đó, có nhiều lớp ở "vùng sâu, vùng xa", vùng có nhiều sông, hồ, ao như Ba Vì, Mỹ Đức, Đan Phượng… Kết thúc chương trình, chúng tôi hy vọng có thêm từ 5.000 đến 6.000 em được "xóa mù" về bơi.

- Mỗi năm Hà Nội chỉ có thể phổ cập bơi cho 5.000 - 6.000 em, vậy đến bao giờ mới giải quyết được tình trạng đuối nước do "mù bơi", thưa ông?

- Kinh phí dành cho Thể thao quần chúng Thủ đô năm 2014 chưa đến 16 tỷ đồng, bao gồm rất nhiều hoạt động, chương trình khác nhau. Chúng tôi đã rất cố gắng cân đối để có thể dành ra 1,5 tỷ đồng cho chương trình này, coi chương trình là chất xúc tác để kích thích các quận, huyện, thị xã, các trung tâm TDTT chủ động phối hợp cùng các trường học nhằm đẩy mạnh hoạt động dạy bơi cho trẻ em. Nếu chờ đủ tiền - "sẵn nong sẵn né" rồi mới "động tay động chân" thì sẽ chẳng bao giờ làm được. Quan trọng nhất là phải xắn tay vào làm, "xới xáo" phong trào, tạo luồng dư luận xã hội mạnh mẽ. Tất cả cùng nhập cuộc theo kiểu "Nhà nước và nhân dân cùng làm" thì việc khó cũng có thể thực hiện được. Tôi tin, nếu khéo thực hiện và duy trì tốt phong trào thì mỗi năm không chỉ có 6.000 em được "xóa mù", mà dần dà, số lượng trẻ em biết bơi sẽ tăng dần qua từng năm.

- Tai nạn đuối nước gắn với sinh mạng trẻ em, các nhà quản lý có giải pháp gì để hạn chế tình trạng "làm giả, ăn thật"…?

- Khó có chuyện đó, bởi học sinh của tất cả các lớp sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ được dự thi kiểm tra để xem có bao nhiêu em đạt yêu cầu. Tại kỳ kiểm tra, các nhà quản lý và chuyên môn sẽ trực tiếp thị sát, giám sát kết quả dạy và học của BTC lớp học. Chỉ các học viên đạt tiêu chuẩn trong kỳ kiểm tra kết thúc lớp học mới được Sở VH,TT&DL Hà Nội cấp giấy chứng nhận. Hiện tại, chúng tôi đã kiểm tra 28 lớp, số còn lại sẽ hoàn thành trong khoảng từ nay đến cuối tháng 7.

- Theo ông, ngoài tấm "giấy chứng nhận", đâu là thước đo hiệu quả thực sự của chương trình?

- Suy cho cùng, nhu cầu học bơi rất lớn, thế nhưng với mỗi lớp được Sở hỗ trợ kinh phí thì cố lắm cũng chỉ lo được cho 150 em. Thực ra, việc hỗ trợ cho mỗi lớp bơi khoản kinh phí 35-40 triệu đồng cũng như "muối bỏ bể" nếu so với chi phí mở lớp, vận hành bể bơi của các đơn vị. Tuy nhiên, như đã nói, điều chúng tôi mong muốn là sự hỗ trợ của Sở sẽ khuyến khích các quận, huyện vào cuộc mạnh mẽ hơn.

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Xắn tay vào việc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.