Văn hóa

Thủ phủ sản xuất đồ "cõi âm" lớn nhất Hà Nội tất bật dịp cận Tết

Thảo Trang 23/01/2024 - 15:26

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, làng vàng mã truyền thống Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả, chạy đua với thời gian để hoàn thành các đơn hàng phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân dịp trước và sau Tết.

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20km, làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được mệnh danh là thủ phủ vàng mã nổi tiếng.
Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20km, làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được mệnh danh là thủ phủ vàng mã.
Thời điểm này, khi đến làng nghề Phúc Am có thể cảm nhận được sự tất bật, hối hả của những hộ dân trong làng, chạy đua với thời gian để hoàn thành đơn hàng vàng mã kịp đưa ra thị trường.
Thời điểm này, khi đến làng nghề Phúc Am có thể cảm nhận được sự tất bật, hối hả của những hộ dân trong làng, chạy đua với thời gian để hoàn thành đơn hàng vàng mã kịp đưa ra thị trường.
Sản phẩm vàng mã ngựa, voi cúng tế xuất hiện nhiều nhất trong các hộ gia đình và là dòng sản phẩm mang lại nhiều kinh tế cho các hộ sản xuất vàng mã. Làng Phúc Am thường xuyên tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu.
Làng Phúc Am thường tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, ông Công ông Táo, thuyền rồng, nhà, xe... phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở xã Duyên Thái, Thường Tín là một trong những cơ sở hiếm hoi vẫn sản xuất vàng mã theo quy trình thủ công. Theo bà Thúy chia sẻ, cách làm thủ công vẫn được nhiều người trong khu vực và các tỉnh lân cận ưa chuộng, vì giá thành phù hợp và mẫu mã đẹp mắt.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở xã Duyên Thái, Thường Tín là một trong những cơ sở hiếm hoi vẫn sản xuất vàng mã theo quy trình thủ công. Theo bà Thúy chia sẻ, cách làm thủ công vẫn được nhiều người trong khu vực và các tỉnh lân cận ưa chuộng, vì giá thành phù hợp và mẫu mã đẹp mắt.
s
Mỗi bộ ông Công ông Táo được bán ra thị trường với giá 100.000 - 220.000 đồng/bộ, tùy thuộc vào chất liệu và kích cỡ.
s
s
s
Đa số sản phẩm hàng mã tại đây thuộc cỡ lớn, được làm thủ công tỉ mỉ. Các loại giấy kim tuyến óng ánh, màu sắc bắt mắt tạo nên sự khác biệt giữa đồ mã Phúc Am với các nơi khác.
s
s
Những chiếc xe chất đầy vàng mã tất bật trả đơn hàng cho các thương lái dịp cận Tết.
s
s
Theo những người thợ làm vàng mã làng Phúc Am, thời điểm giáp Tết âm lịch là lúc bận rộn nhất, vì vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày Tết ông Công ông Táo, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ để phục vụ lễ khai xuân và nhu cầu cúng bái giải hạn trong suốt 3 tháng đầu năm mới.
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thủ phủ sản xuất đồ "cõi âm" lớn nhất Hà Nội tất bật dịp cận Tết

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.