(HNM) - Cuộc khủng hoảng tại Ukraine lại xuất hiện thêm nhiều tình tiết phức tạp mới sau khi 2 khu vực Donetsk và Lugansk tiến hành bầu cử. Ngày 6-11, Phó Thủ tướng phụ trách an ninh của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Ravil Halikov cho biết cuộc gặp Nhóm tiếp xúc 3 bên, gồm Ukraine, Nga và
Lính biên phòng Ukraine |
Tuy nhiên, giữa các bên vẫn tồn tại rất nhiều bất đồng. Hiện tại, sân bay Donetsk vẫn là khu vực tranh chấp và chưa thể đi đến bất cứ thỏa thuận nào. Đường ranh giới giữa lực lượng Ukraine và dân quân ly khai cũng chưa được thống nhất.
Trong khi đó, ngày 6-11, chính quyền Kiev ra tuyên bố, bất cứ ai ra vào các khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát tại miền Đông Ukraine đều phải trình hộ chiếu. Tuyên bố nêu rõ rằng những người nước ngoài sẽ "bị đưa tới các trung tâm sàng lọc để xác minh mục đích chuyến đi". Quyết định này là dấu hiệu cho thấy việc hình thành đường biên giới ngày càng chính thức giữa khu vực ly khai và phần còn lại của Ukraine. Cùng ngày, giới truyền thông Ukraine loan tin, một lực lượng quân sự lớn với xe tăng T-64 và lựu pháo D-30 cỡ 122mm đã được điều tới thành phố cảng chiến lược Mariupol. Lãnh đạo "Trung tâm Kiểm soát thông tin" thân Chính phủ Ukraine, Dmitry Tymchuk cho biết, lực lượng Chính phủ Ukraine và tự vệ đang đọ súng ác liệt ở khu vực phía Bắc Mariupol và các tay súng ly khai miền Đông chưa thể xuyên thủng hàng phòng ngự của lực lượng chính phủ tại đây.
Trong một diễn biến khác, Liên minh Châu Âu (EU) đang có kế hoạch chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Dự kiến vấn đề này sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU tổ chức vào ngày 17-11. EU cảnh báo, các biện pháp trừng phạt sắp áp dụng tới đây chưa phải là bước đi cuối cùng của EU nhằm vào Nga.
* Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 6-11. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về kết quả cuộc bầu cử tại hai nhà nước tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine vừa qua, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Việt Nam cho rằng vấn đề Ukraine cần được giải quyết thông qua đối thoại hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã đạt được nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, phát triển và vì lợi ích của nhân dân Ukraine".
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.