Theo dõi Báo Hànộimới trên

7 kỹ năng mềm giúp tạo “điểm cộng” khi xin việc

Pha Lê| 27/04/2021 10:53

Trong quá trình phỏng vấn xin việc, điều mà các nhà tuyển dụng đánh giá không chỉ là kinh nghiệm của bạn mà còn là những kỹ năng mềm mà bạn có được. Bởi lẽ, những kỹ năng cứng nghiêng về kiến thức chuyên môn là thứ mà ứng viên hoàn toàn có thể trau dồi, tích lũy dần theo thời gian nhưng nếu ứng viên thiếu mất các kỹ năng mềm thì sẽ rất khó để tạo được hiệu quả cao trong công việc.

Dưới đây là 7 kỹ năng mềm giúp bạn tạo được thiện cảm dù ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, Anh hoặc Hàn.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào và nó cũng là tiền đề cho việc phát triển những kỹ năng mềm khác. Vậy nên, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao kỹ năng này.

Tùy theo tính chất của từng công việc mà yêu cầu về kỹ năng giao tiếp của ứng viên sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì bắt buộc bạn phải có khả năng thuyết phục khách hàng, còn nếu bạn xin vào vị trí chăm sóc khách hàng thì bạn cần có khả năng ăn nói linh hoạt để xử lý các tình huống…

Kỹ năng làm việc nhóm

Một tập thể không thể nào thành công khi thiếu đi sự gắn kết. Muốn được như vậy thì mỗi cá nhân trong tập thể phải tự trang bị cho mình các kỹ năng làm việc nhóm cần thiết. Đó là lý do khiến các nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên sở hữu kỹ năng này.

Nếu bạn là một người hòa đồng, biết lắng nghe, biết cách dung hòa với các đồng nghiệp cùng nhóm, thì chắc chắn bạn sẽ được các nhà tuyển dụng để mắt tới và cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian chính là kỹ năng mềm giúp bạn có thể nâng cao năng suất làm việc. Trên thực tế, hiệu quả công việc luôn là tiêu chí cốt yếu nhất mà các nhà tuyển dụng dùng để sàng lọc ứng viên vì họ cần biết chắc chắn rằng liệu bạn có thật sự đảm đương tốt vị trí này không?

Vì thế, việc quản lý và sắp xếp thời gian một cách chủ động sẽ là một lời khẳng định ngầm cho năng suất làm việc của bạn dù cho công việc có áp lực đến thế nào nên đừng ngần ngại thể hiện kỹ năng này với các nhà tuyển dụng nhé.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trên thực tế, các nhà tuyển dụng muốn tuyển những ứng viên có sự linh hoạt, khôn khéo trong việc xử lý các tình huống bất ngờ chứ họ không cần một người chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

Nếu bạn nghĩ việc đưa ra quyết định là công việc của các cấp lãnh đạo thì suy nghĩ đó sai hoàn toàn. Bởi lẽ, các vấn đề có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên trách nhiệm của bạn là phải giải quyết nó một cách hợp lý chứ không phải là trốn tránh.

Kỹ năng học hỏi

Kỹ năng học hỏi đại diện cho sự cầu tiến, chăm chỉ và khả năng tiếp thu của ứng viên. Đây là một kỹ năng khá đặc biệt vì các ứng viên có thể sử dụng nó để bù vào các thiếu sót về kiến thức hoặc kinh nghiệm.

Đương nhiên là bản thân của ứng viên vẫn phải đáp ứng đủ các yêu cầu khác. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì đồng nghĩa với việc các nhà tuyển dụng không có gì để đặt niềm tin vào bạn. Nhưng bù lại, nếu bạn có thể cho họ thấy sự ham học hỏi của mình thì họ sẽ đánh giá rất cao tiềm năng trong bạn. Từ đó, cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình làm việc vì nó có liên hệ trực tiếp đến khả năng phán đoán, phân tích hoặc đưa ra quyết định… của nhân viên. Vì thế, các nhà tuyển dụng luôn dành một sự ưu ái nhất định cho những ứng viên sở hữu kỹ năng này.

Không chỉ thế, kỹ năng quan sát còn là “vị cứu tinh” sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình phỏng vấn, nó sẽ hỗ trợ bạn “đọc vị” được các nhà tuyển dụng và thể hiện được phong độ tốt nhất của bản thân.

Kỹ năng sáng tạo

Sự sáng tạo là con đường nhanh nhất giúp một tập thể phát triển. Tuy nhiên, đây là một trong các kỹ năng khó học hỏi nhất. Cách duy nhất để phát triển sự sáng tạo là bạn phải đầu tư thời gian để trải nghiệm những điều mới mẻ.

Bên cạnh đó, việc thể hiện sự sáng tạo của bản thân thông qua những câu trả lời vấn đáp với nhà tuyển dụng là một việc rất nên làm. Tuy nhiên, bạn đừng để bản thân mình bị nhầm lẫn giữa sự sáng tạo và sự lố lăng nhé.

Trên đây là 7 kỹ năng mềm giúp tạo “điểm cộng” khi xin việc mà bạn cần biết, hy vọng những thông tin này sẽ có thể giúp bạn tìm được công việc đúng như mong muốn của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
7 kỹ năng mềm giúp tạo “điểm cộng” khi xin việc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.