(HNMO) - Nằm ở bờ Tây sông Hàn, gần Bảo tàng người Chăm, ngay từ khi khởi công, Công viên tượng APEC đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Đà Nẵng và khách du lịch.
Công viên tượng APEC có tổng diện tích hơn 3.000m2. Trong đó, diện tích xây dựng sân gạch, lối đi là hơn 700m2, còn lại là cây xanh, thảm cỏ và diện tích trưng bày tượng do các nền kinh tế thành viên APEC gửi sang.
Bức tượng của chủ nhà Việt Nam mang tên "Khởi nguyên" được chế tác từ đá granite nguyên khối, cao 3m của tác giả Lê Lạng Lương, người từng đoạt Giải thưởng điêu khắc toàn quốc năm 2010. Tác giả chia sẻ, tác phẩm được ông lấy cảm hứng từ sự hội tụ của những khối cây cổ thụ - một biểu tượng cho sự cộng hưởng sức mạnh với muôn vàn các cột rễ xuất phát từ lòng đất, đan cài, tương hợp với nhau tạo nên một khối sức mạnh khổng lồ vươn lên kiêu hãnh và giãn nở trong không gian mới. Nhìn tổng thể, bức tượng có bệ đỡ từ sức mạnh truyền thống dân tộc, từ văn hóa quần cư lâu đời. Năng lượng của văn hóa truyền thống đó đã, đang nuôi dưỡng và truyền đến những thế hệ mới sức mạnh, sự tự tin trong thế giới đương đại với tầm vóc cao lớn, rộng mở hơn.
Tác phẩm "Đoàn kết vì cộng đồng" của Philippines.
"Tầm nhìn chung, tương lai chung" là tác phẩm đến từ Trung Quốc.
"Thuyền buồm Pinisi" - Indonesia.
"Nơi gặp gỡ" - Australia.
"Kiên cường" - Canada.
"Gắn kết" - Singapore.
"Thuyền mây" - Hoa Kỳ.
"Yuri Gagarin" - người đầu tiên bay vào vũ trụ - Nga.
"Sự khởi đầu tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" - Hàn Quốc.
"Hào quang chân lý" - Nhật Bản.
"Ngàn năm hiện diện tại Châu Á - Thái Bình Dương" - Peru.
Tác phẩm "Làn gió nhẹ" - New Zealand.
Tác phẩm "Hoa dâm bụt" của Malaysia. Loài hoa này là biểu tượng của sự đa dạng, thống nhất, hòa hợp và chủ quyền của Malaysia.
"Chuyện phố" - Mexico
"Cây đời xanh tươi" - Đài Loan (Trung Quốc).
"Nữ tiểu thương trên sông" - Brunei.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.