(HNMO) - Các hộ sản xuất vàng mã tại thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội) những ngày cận Tết ông Công, ông Táo đang phải chạy đua với thời gian để kịp cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Nghề làm vàng mã ở thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội) có từ xa xưa, tuy nhiên phải đến những năm 90 của thế kỷ trước mới phát triển.
Theo anh Hào, dịp Tết ông Công, ông Táo nhu cầu mua vàng mã của người dân tăng 10 - 20 lần so với ngày thường.
Một bộ ông Công, ông Táo cỡ nhỏ, trung bình, lớn có giá bán buôn từ 80.000 đến 200.000 đồng/1bộ.
Chị Nguyễn Thị Thông, người làm vàng mã ở làng nghề chia sẻ: “Dịp cuối năm, chúng tôi làm cả ngày lẫn đêm không hết việc”.
Chiếc xe đạp chất đầy khung vàng mã từ các thôn về tập kết tại thôn Duyên Trường.
Anh Nguyễn Văn Hòa, thôn Duyên Trường cho hay: “Vào dịp cuối năm, hàng hóa làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, nhiều gia đình còn phải vay hàng của nhau để kịp đóng lô xuất đi”.
Những chiếc xe máy chất đầy vàng mã, nhộn nhịp khắp nẻo đường trên địa bàn xã Duyên Thái.
Ôtô chở vàng mã đi bán.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.