(HNM) -
Không ai nghi ngờ về khả năng của tác phẩm văn học nghệ thuật trong việc đánh thức niềm tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, tinh thần yêu nước, yêu lịch sử dân tộc… Không phải ngẫu nhiên mà đời sống văn học thời kỳ đổi mới và nhất là mấy năm gần đây ghi nhận nhiều tác phẩm mới về đề tài lịch sử. Hàng loạt tiểu thuyết cũng được tái bản, chưa kể nhiều tác gia tiểu thuyết thành công với đề tài này được giới nghiên cứu không ngừng tìm kiếm, công bố như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Triệu Luật… Tuy nhiên, văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử vẫn chưa đi hết tầm vóc của nó trong đời sống.
Cuộc trao đổi mang tính khoa học trên rõ ràng nhắm tới vấn đề này. Công chúng cũng mong mỏi thông qua các lý giải khoa học để hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải trở lại với lịch sử, mối liên hệ giữa sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, bài học lịch sử với những vấn đề của đời sống tinh thần xã hội hiện tại? Bên cạnh đó là những băn khoăn "bếp núc" như hư cấu đến đâu, từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng nghệ thuật có sự thống nhất và khác biệt về bản chất thế nào…? Thậm chí, có những động cơ, nhận thức lệch lạc trong sáng tác làm phương hại đến lịch sử và nghệ thuật không?
Nghĩa là, sẽ có rất nhiều vấn đề cần được mổ xẻ. Hy vọng rằng, sau đó sẽ là một chính sách dài lâu, những nguồn đầu tư mới để văn học về một đề tài đặc biệt quan trọng này phát huy hết sức mạnh.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.