(HNM) - Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), việc thực hiện bảo hộ giống cây trồng hiệu quả góp phần tạo ra nhiều giống cây trồng mới có đặc tính tốt, phục vụ sản xuất, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Tuy nhiên, đến nay, vì nhiều lý do, việc đăng ký bảo hộ giống cây ăn quả mới rất hạn chế, đạt khoảng 5% trong tổng số đơn đăng ký. Trong khi đó, các cây lương thực (lúa, ngô...) đạt gần 70% trong tổng số đơn đăng ký bảo hộ.
Việc bảo hộ giống cây trồng hay bảo hộ quyền tác giả giống cây trồng nói chung, bảo hộ giống cây ăn quả nói riêng, là cơ chế bảo hộ quyền độc quyền cho tổ chức, cá nhân đã bỏ công sức, tiền của để chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển một giống cây trồng mới nào đó. Nhờ cơ chế này, tác giả giống cây trồng có cơ hội thu lại chi phí trong quá trình tạo giống mới để tái đầu tư cho việc chọn tạo các giống tiếp theo... Chính vì vậy, nâng cao nhận thức, tiến tới thay đổi tình trạng thờ ơ đăng ký bảo hộ là rất cần thiết.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.