Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chưa xứng với kỳ vọng

Thanh Hiền| 14/11/2012 06:49

(HNM) - Cuộc vận động

Tuy nhiên, hiệu quả từ CVĐ vẫn chưa xứng với kỳ vọng thay đổi cách nghĩ và văn hóa tiêu dùng của người Việt, vì vẫn còn những doanh nghiệp (DN), địa phương chỉ hưởng ứng cho có phong trào.

Hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng trong nước chọn mua. Ảnh: Thái Hiền


Sau 3 năm thực hiện CVĐ, Hà Nội đã tổ chức 77 phiên chợ Việt, 358 chuyến bán hàng lưu động, 9 trung tâm bán hàng lưu động, 36 phiên chợ Tết… góp phần đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng (NTD). Ngoài ra, hơn 60 siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Đan Phượng, Ba Vì, Thường Tín và thị xã Sơn Tây đã được các DN đầu tư để phát triển nguồn cung sản phẩm trong nước đến NTD. Dù sức mua còn thấp, chi phí vận chuyển cao, DN đưa hàng về nông thôn không có lãi, thậm chí còn lỗ… nhưng các DN vẫn kiên trì đưa hàng về nông thôn. NTD thấy được chất lượng cũng như cố gắng của DN, nên hầu hết đều chọn hàng "nội" thay vì mua hàng "ngoại" không rõ xuất xứ.

Tuy nhiên, hiệu quả từ CVĐ vẫn chưa xứng tầm với kỳ vọng thay đổi cách nghĩ và văn hóa tiêu dùng của người Việt. Đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho biết, DN chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền tại một số địa phương trong việc chọn địa điểm bán hàng, bảo đảm an ninh trật tự. Vì vậy, hầu hết các chuyến đưa hàng về nông thôn của đơn vị đều bị bố trí tại những địa điểm không gần khu dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chuyến DN đưa hàng về nông thôn bị lỗ. Các DN đã than phiền nhiều lần về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Tuy nhiên vẫn còn những gian hàng lưu động kém chất lượng, giá bán một số mặt hàng chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm; bản thân DN chưa chú trọng nghiên cứu thói quen nhu cầu của NTD nông thôn…

Thực tế đã chứng minh, thị trường nông thôn là mảnh đất "màu mỡ" của hàng Việt. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn coi đây là thị trường nhỏ lẻ, chưa chú trọng mở các kênh phân phối, bỏ trống thị trường đầy tiềm năng này cho các mặt hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp chiếm lĩnh. Để NTD nông thôn không phải chịu thiệt thòi, các DN kiến nghị Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ hoạt động kết nối giữa DN sản xuất với nhà phân phối để hàng hóa có được mức giá hợp lý; đẩy mạnh hoạt động liên kết với các tỉnh, TP trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; mở rộng và củng cố hệ thống chợ truyền thống, vì đây không chỉ là kênh phân phối, bán lẻ tốt nhất đến NTD mà còn là nơi tiêu thụ nông sản của địa phương. Đồng thời, ban hành những quy định chặt chẽ trong việc quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ; xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Các sở, ngành, UBND các cấp, các địa phương cần tăng cường phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ DN đưa hàng về nông thôn. Vận động các hộ kinh doanh nhỏ liên kết với DN sản xuất, phân phối trong việc quảng bá, tiêu thụ hàng Việt tại hệ thống chợ địa phương, hạn chế hàng "ngoại" không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả. Có như vậy, CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" mới có sức lan tỏa mạnh và đạt hiệu quả bền vững.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Chưa xứng với kỳ vọng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.