Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ngắm những hiện vật độc đáo tại Hội báo toàn quốc 2016

Nguyễn Thúc Hoàng Linh| 14/03/2016 07:41

(HNMO) - Trong khuôn khổ triển lãm "Hội Báo toàn quốc" lần đầu tiên, ban tổ chức (BTC) đã trưng bày nhiều hiện vật quý giá mang đậm chất lịch sử của nền báo chí Việt Nam. Trong đó, có cả những tư liệu, hiện vật sẽ được tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam...

Nhiều kỉ vật của các nhà báo hoạt động trong suốt hàng chục năm qua đã được ban tổ chức trưng bày trong khuôn viên diễn ra triển lãm. Nhiều trong số này có giá trị lịch sử, văn hoá rất sâu sắc.

Một số mẫu vật trưng bày tại Hội báo toàn quốc 2016. Đáng chú ý có chiếc máy ảnh Kodak (sản xuất tại Mỹ từ năm 1917-1924) do Hội viên CLB Ảnh báo chí Nguyễn Văn Hai sưu tầm và hiến tặng.

Một số ấn phẩm báo chí cách mạng thời kì kháng chiến chống Mỹ. Trên cùng là báo Nhân Dân số ra ngày 25/1/1959.

Chiếc máy ảnh Ricoh được Thượng tá, nhà báo Phan Tùng Sơn (báo Quân đội nhân dân) sử dụng tác nghiệp trong cuộc chiến chống cháy rừng U Minh Thượng 4/2002.

Các ấn phẩm báo Nhân Dân qua nhiều thời kỳ.

Một số kỉ vật của các nhà báo nổi tiếng được sử dụng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phía trên bên trái là thùng đại liên và phim rửa ảnh hiệu ORWO của nhà báo Đoàn Công Tính sử dụng khi vượt sông tại Quảng Trị năm 1972.

Từ trái qua phải: máy quay của đài Cà Mau, máy ảnh Pentax của phóng viên Báo Quân khu 7 tác nghiệp trên địa bàn Đông Nam Bộ, Radio của nhà báo Nguyễn Khắc Cần (Giám đốc đầu tiên của Đài tiếng nói Nam bộ kháng chiến), máy ảnh của nhà báo Phan Tùng Sơn và máy quay phim "hàng hiếm" Panasonic M3000.

Một số ấn phẩm của báo chí Miền Nam nước ta thời kì kháng chiến.

Những vật dụng thiết yếu của các nhà báo hoạt động trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Đáng chú ý có hộp chữ chì của Nhà báo Phạm Quốc Toàn dùng để in báo trong rừng giữa mặt trận.

Máy ảnh Pentax K1000 của nhà báo Nguyễn Đức Chính (nguyên Trưởng Ban biên tập ảnh Thông tấn xã Việt Nam) sử dụng trong chiến dịch Đông Xuân những năm 1960-1975.

Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ này, Ban lãnh đạo ở nước ngoài của Đảng được thành lập làm nhiệm vụ tạm thời của Trung ương, xuất bản tạp chí Bônsêvích làm cơ quan lý luận để thống nhất Đảng, Tháng 3/1935, tạp chí được Đại hội Đảng lần thứ nhất đổi tên thành tạp chí lý luận Trung ương của Đảng.

Các ấn phẩm báo chí cuối thế kỷ 20.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Ngắm những hiện vật độc đáo tại Hội báo toàn quốc 2016

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.