(HNM) - Không phải ngẫu nhiên, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) lại chọn chủ đề ngày Khí tượng thế giới (23-3) là
Hạn hán tại Tây Nguyên khiến người dân khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt. |
Đợt không khí lạnh kỷ lục trong gần 40 năm qua xảy ra vào những ngày đầu năm 2016, khi tuyết, băng giá
xuất hiện nhiều nơi, thậm chí cả đỉnh Ba Vì (Hà Nội) hoặc Kỳ Sơn (Nghệ An), nơi chưa từng có băng, tuyết. Tại Hà Nội, đã ghi nhận nhiệt độ xuống còn 5,4 độ C, tương đương đợt rét năm 1977... Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương, đây là hiện tượng thời tiết cực đoan, một hình thái của BĐKH. Các hiện tượng cực đoan này sẽ còn xảy ra, lần sau bao giờ cũng gay gắt hơn rất nhiều.
Sau rét kỷ lục ở miền Bắc, hạn hán xảy ra ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Ông Nguyễn Văn Tuệ, Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH cho biết, mức độ rủi ro do hạn hán gây ra ở cấp 1-2. Dự báo từ tháng 3 đến tháng 6-2016, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lượng mưa tiếp tục thiếu hụt phổ biến từ 30-50% so với trung bình nhiều năm; dòng chảy trên các sông Trung Bộ, Tây Nguyên thiếu hụt từ 60-80%; dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt từ 30-55%, vì vậy rủi ro thiên tai do hạn hán duy trì ở cấp độ 2, có nơi cấp độ 3 và trên cấp độ 3...
Trong thông điệp nhân ngày Khí tượng thế giới, WMO nhận định, hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần thiết phải có những hành động mạnh mẽ để ứng phó với BĐKH. Theo ông Nguyễn Văn Tuệ, Việt Nam đã hợp tác với các tổ chức quốc tế thông qua nhiều hoạt động, như hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế về ứng phó với BĐKH và hỗ trợ ứng phó với BĐKH.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam đang tập trung xem xét chuyển đổi mô hình tăng trưởng cácbon thấp, chống chịu cao, hướng tới mô hình sản xuất và thói quen tiêu dùng bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; rà soát các cơ chế, chính sách trên cơ sở các nội dung của Hiệp định Paris về khí hậu, từ đó sửa đổi bổ sung, ban hành những cơ chế, chính sách về ứng phó với BĐKH, phù hợp với những quy định mới hình thành trên quy mô toàn cầu và khu vực trong tương lai. Việt Nam cũng sẽ sớm hình thành và phát triển một số chuyên ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, như vật liệu thông minh với BĐKH, chuyển hóa năng lượng, năng lượng tái tạo…
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, sắp tới Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn cấp cao triển khai Hiệp định Paris về khí hậu tại Việt Nam, nhằm thực hiện lộ trình xây dựng thể chế, các nội dung chính sách cần thiết cho Việt Nam từ nay tới năm 2020; xây dựng lộ trình thích ứng để thực hiện Hiệp định Paris về khí hậu... Đó là những bước đi cần thiết trong lộ trình thích ứng với BĐKH để phát triển bền vững.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.