Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cuộc sống ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Theo Sơn Trần/Zing/Washington Post| 14/05/2019 09:10

Với 20 triệu dân và số phương tiện cá nhân tương đương, cùng với nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng, chất lượng không khí ở thủ đô Ấn Độ đã giảm xuống mức gây hại cho sức khỏe.


Mỗi ngày, hàng chục tấn rác thải được đem tới chất đống ở bãi rác Ghazipur ở phía đông New Delhi. Những núi rác cao tới 70 mét thải ra khí methane, bốc cháy tạo nên màn khói độc hại, thỉnh thoảng còn có mưa acid. Mặc dù vậy, rất nhiều cò vẫn kiếm ăn và sinh sống ở đây. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Nhiều người vẫn làm việc ở bãi rác mặc dù không khí ở đây có thể hủy hoại sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 9 trong 10 thành phố ô nhiễm nhất trái đất nằm ở Ấn Độ, và New Delhi là một trong số này. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Con người trở nên nhỏ bé so với quy mô của bãi rác Ghazipur, rộng tới 28 héc-ta. New Delhi thải ra khoảng 9.500 tấn rác mỗi ngày, lượng rác này được chôn lấp ở 3 bãi rác lớn, nhưng tất cả đều đã quá tải. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Vào mùa đông, trời không có gió, khiến cho bụi và các hạt mịn bị kẹt lại trong không khí, điều này dẫn tới việc bầu trời New Delhi trở nên mù mịt, tầm nhìn giảm rõ rệt. Một người cho biết vào những ngày trời quang, bầu trời xanh, người dân đổ ra đường chụp ảnh. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Những chiếc xe tải đầy màu sắc và phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở New Delhi, nhưng chúng cũng góp phần khiến bầu không khí ô nhiễm vì chạy bằng dầu diesel, thải ra những làn khói đậm đặc. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Cũng giống như xe tải, những chiếc xe tuk tuk phổ biến ở New Delhi chạy bằng dầu diesel. Có khoảng 200.000 chiếc chạy trong thành phố, góp phần khiến không khí ô nhiễm hơn. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Khẩu trang đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày ở New Delhi, nhưng đối với nhiều người thu nhập thấp, họ không thể chi trả số tiền lớn để mua một chiếc khẩu trang cao cấp có thể lọc bụi nhỏ và hạt mịn. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Sông Yamuna bắt nguồn từ dãy Himalaya ở phía bắc Ấn Độ, cùng với sông Hằng được coi là sông thiêng của quốc gia. Nước của nó trong vắt và có thể uống được, nhưng đoạn sông chảy qua thành phố New Delhi thì đã ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt và hóa chất từ nhà máy. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Gần như không còn sinh vật sinh sống ở đoạn sông sau khi nó chảy qua New Delhi, sự ô nhiễm được thể hiện bằng những đống bọt trắng nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Tại đoạn sông chảy qua thành phố Agra, cách New Delhi 300 km về phía nam, không khí bốc lên từ con sông ô nhiễm tới mức nó làm cho những viên gạch trắng của đền Taj Mahal bị phủ một lớp màu vàng ố. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Có khoảng 10 triệu phương tiện cá nhân tại New Delhi, khí thải từ những phương tiện này cũng khiến chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


Bụi từ các công trình xây dựng cũng là nguyên nhân dẫn tới bầu không khí ô nhiễm ở New Delhi. Kể từ năm 1990, dân số thành phố đã tăng lên gấp đôi và dự kiến sẽ đạt con số 36 triệu người vào năm 2030. Dân số tăng nhanh chóng gây sức ép lên môi trường, đặc biệt là không khí. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.


70% những công trình xây dựng được quy hoạch đến năm 2030 đều vẫn đang trong quá trình xây dựng. Điều này khiến cho bụi từ xi măng và từ các công trình xây dựng bay vào không khí, kết hợp với khí thải từ các phương tiện giao thông, làm cho không khí ở New Delhi trở nên độc hại. Ảnh: Lasse Bak Mejlvang/ Washington Post.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cuộc sống ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.