Một xét nghiệm nước bọt trong 10 phút có thể thay đổi việc chẩn đoán ung thư, vì các nhà khoa học sáng tạo ra công nghệ này hy vọng nó sẽ khả dĩ trên toàn nước Anh trong 4 năm tới.
Loại hình sinh thiết này sử dụng một giọt nước bọt để tìm ra thành phần của một phân tử di truyền có liên quan đến căn bệnh ung thư và có giá 15 bảng Anh.
Những xét nghiệm hiện nay đối với ung thư thường có thời gian quay vòng 2 tuần/lần, tuy nhiên bước đột phá này có ý nghĩa: việc chẩn đoán bệnh có thể được thực hiện tại phòng khám của một bác sĩ trong lúc bệnh nhân ngồi chờ”.
Dụng cụ xét nghiệm nước bọt đang được các nhà khoa học Anh phát triển |
Cho đến nay, xét nghiệm nước bọt đối với bệnh nhân ung thư phổi đạt độ chính xác “gần như hoàn hảo” và vị giáo sư tiên phong trong bước đột phá này chia sẻ với thông tấn Sky News rằng, xét nghiệm có thể được áp dụng để chẩn đoán nhiều loại ung thư khác nhau.
Giáo sư David Wong đến từ Đại học California (Los Angeles) cho biết: “Điều đáng phải lưu tâm đồng thời chương trình nghị sự của chúng tôi là ung thư tuyến tụy, nơi một gen bị đột biến ở 95% bệnh nhân hiện chưa có khả năng sàng lọc giai đoạn đầu đối với tất cả các loại ung thư tuyến tụy”.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. |
Ông tin rằng công nghệ mới này có thể được cung cấp thông qua các hiệu thuốc, nó cho phép bệnh nhân biết được kết quả trong tâm thế thoải mái và riêng tư ngay tại nhà riêng.
“Cuối cùng, nó có thể trở thành phương thức xét nghiệm đối với nhiều loại ung thư cùng lúc”, giáo sư Wong cho biết thêm.
Những sản phẩm mẫu hiện đang trong quá trình xây dựng sẽ được thử nghiệm ở Trung Quốc và lục địa châu Âu trong năm nay-và xét nghiệm nước bọt cần được luật pháp chấp thuận trước khi trở nên sẵn có ở Vương quốc Anh cũng như trên toàn cầu.
“Đây là công nghệ toàn cầu. Chúng tôi rất nhiệt tình và hào hứng. Vấn đề quan trọng nhất là hiệu quả và chúng tôi hoàn toàn có khả năng đó”, giáo sư Wong khẳng định.
Ông Wong nêu rõ: “Phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Bất cứ khi nào bạn càng sớm phát hiện ra ai đó bị ung thư đe dọa đến tính mạng thì càng có hy vọng chữa khỏi”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.