(HNM) - Hiện các địa phương đã hoàn tất trồng cây vụ đông và đang bước vào giai đoạn chăm sóc, phát triển. Sở NN&PTNT hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây vụ đông để cho năng suất, chất lượng cao.
(HNM) - Hiện các địa phương đã hoàn tất trồng cây vụ đông và đang bước vào giai đoạn chăm sóc, phát triển. Sở NN&PTNT hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây vụ đông để cho năng suất, chất lượng cao.
Ảnh Dân Việt |
Hai nhóm cây trồng chính vụ đông là cây ưa ấm như ngô, khoai lang, đậu, lạc, ớt; nhóm cây ưa lạnh gồm khoai tây, cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ…
Vụ đông Hà Nội bắt đầu từ trung tuần tháng Chín âm lịch và kết thúc cuối tháng 12, là những tháng lạnh, khô điển hình, số giờ nắng trong ngày thấp; thậm chí nhiều ngày không có nắng làm cho cây trồng tổng hợp chất khô gặp nhiều khó khăn do hiệu suất quang hợp thấp dẫn đến năng suất không cao. Đặc biệt, đất sản xuất vụ đông là đất sau vụ lúa mùa, thu hoạch đến đâu làm đất gieo trồng đến đó, đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất đều cạn kiệt do cây trồng vụ trước lấy đi, đồng thời để lại một lượng hữu cơ tươi (gốc, rễ lúa) khi phân hủy làm tăng độ chua cho đất ảnh hưởng đến môi trường phát triển cây trồng.
* Các chất cần chăm sóc cây vụ đông:
Các chất đa lượng cần chăm sóc cho cây: Đạm, lân, kali (NPK). Ngô và các loại rau cần lượng đạm nhiều hơn các loại cây có củ như khoai tây, cà rốt; các loại cây như khoai lang, đậu, lạc cần lượng đạm rất ít. Các chất dinh dưỡng như lân và kali cây trồng vụ đông cần nhiều, đặc biệt những cây trồng lấy hạt như ngô, lấy củ như khoai tây, khoai lang, lấy quả như ớt… Các chất dinh dưỡng trung lượng gồm vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S) là những chất thiết yếu đối với cây vụ đông.
Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây trồng tạo điều kiện cho bộ rễ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu vôi, thân lá vàng úa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Chất magie và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây trồng tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá của mùa đông để tạo năng suất cao. Chất silic không thể thiếu với các loại cây có lớp lông ở thân và bẹ lá như ngô, khoai tây, đậu tương và lớp phấn ở các loại rau quả.
* Cách chăm sóc:
- Cây đậu, lạc: Trồng lạc và đỗ tương trên đất màu, sử dụng phân NPK+ Đất Hiếm Doanh Nông cùng với phân chuồng mục rải phân theo rạch luống lấp đất rồi tra hạt lên trên.
- Với đậu tương trên đất hai lúa có nhiều cách làm nhưng đơn giản nhất: gặt để trừ gốc rạ 10 - 20cm, cách một hàng tra hạt một hàng vào tất cả các gốc rạ, hoặc có thể gieo vãi trên nền ruộng khi đất còn mềm sau đó dùng 15 - 18kg NPK Đất Hiếm Doanh Nông.
- Cây rau (bắp cải, su hào, súp lơ) bón lót trước khi trồng cây con bằng phân đa yếu tố NPK + Đất Hiếm Doanh Nông.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.