Tàu ngầm hiện đại chạy siêu êm dường như khiến các máy dò tìm bằng sóng âm (sonar) bất lực, nhưng một công nghệ mới đã xuất hiện khiến chúng phải
Ảnh minh họa. |
Tàu ngầm dựa vào khả năng di chuyển êm ái để làm nhiệm vụ, làm chìm tàu đối phương hay che giấu các tên lửa hạt nhân dưới đại dương. Truyền thống săn tìm tàu ngầm là sử dụng thiết bị sonar (dò tìm bằng sóng âm). Thiết bị sonar hiện đại cực kỳ nhanh nhạy trong việc dò tìm tàu ngầm, nhưng các tàu ngầm hiện đại gần như không phát ra tiếng ồn khiến việc dò tìm tàu ngầm không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Hiện nay, có những lựa chọn dò tìm tàu ngầm khác. Máy bay săn ngầm mang theo “các máy dò từ trường khác thường” (MAD) có khả năng phát hiện sự xáo trộn bất thường của từ trường Trái Đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra. Những bất thường này rất nhỏ, bởi vậy mà MAD chỉ hữu dụng khi ở vị trí cách tàu ngầm khoảng vài trăm mét.
Ngoài ra, còn có cách dò tìm khác tốt hơn. Đó là dựa vào hiệu ứng Debye, săn tàu ngầm bằng cách sử dụng các dấu hiệu từ tính của các con sóng. Nước biển vị mặn, nhiều ion natri và clo. Bởi các ion có khối lượng khác nhau, nên bất cứ cú nhích nào – như tàu ngầm trôi – nó sẽ di chuyển với khoảng cách xa hơn ở môi trường khác. Mỗi một ion lại mang điện tích, nên sự di chuyển của những điện tích này tạo ra một từ trường.
Hiệu ứng Debye được biết đến từ năm 1933, nhưng tác dụng của nó không đáng kể. Hải quân Mỹ đã tài trợ cho ba công ty nghiên cứu nhằm xác định liệu phương pháp này có thể được sử dụng để phát hiện tàu ngầm hay không. Trong đó, Công ty Cortana ở Church Falls, Virginia đang được lực lượng hải quân tiếp tục tài trợ cho công tác nghiên cứu.
Tuy nhiên, có vẻ như công nghệ Debye chỉ có thể phát hiện các chuyển động của tàu ngầm trong một số tình huống nhất định. Tàu ngầm tạo ra nhiều loại sóng khác nhau. Cũng giống như sóng biểu tượng chữ V quen thuộc, tàu để lại những rối loạn dưới nước gọi là “sóng ngầm”, dòng nước cuộn gọi là “bánh xoáy” và những xoáy nước nhỏ từ cạnh tàu và các bề mặt. Những rối loạn này không chỉ phụ thuộc vào tốc độ và độ sâu mà còn phụ thuộc vào thủy động lực của tàu ngầm.
Gần đây, một thế hệ mới các cảm biến từ trường công nghệ cao dựa vào các thiết bị gọi là SQUIDS - “siêu thiết bị giao thoa lượng tử” – tỏ ra nhạy hơn những thiết bị cũ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.