Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bốn xu hướng tấn công mạng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Hà Thanh| 19/07/2022 06:43

(HNM) - Tại buổi ra mắt các giải pháp bảo mật vào chiều 18-7, đại diện TeamT5 (hãng bảo mật của Đài Loan, Trung Quốc) đưa ra nhận định về 4 xu hướng tấn công mạng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cụ thể, thay vì tấn công người dùng (cá nhân, doanh nghiệp...), tin tặc chọn tấn công các nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ công nghệ, qua đó tạo lây nhiễm mã độc đến người dùng. Tin tặc tấn công APT (tấn công có chủ đích) để lấy cắp thông tin từ các quốc gia. Các đợt tấn công kéo dài, từ 6 tháng đến 2 năm. Thậm chí, tấn công mạng diễn ra giữa các quốc gia.

Ảnh minh họa.

Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều vụ tấn công mạng nhất trong khu vực. 6 tháng đầu năm 2022, có 2 xu hướng tấn công đáng chú ý vào Việt Nam, đó là tấn công ransomware (tấn công bằng mã độc) và tấn công APT vào các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp hoặc tấn công qua người dùng cá nhân để xâm nhập vào hệ thống của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Có khoảng 30 hoạt động tấn công APT được phát hiện nhằm vào đa lĩnh vực, gồm khối ngân hàng, tài chính, chứng khoán, giáo dục, cơ quan chính phủ... Gần 3 năm đại dịch Covid-19, doanh nghiệp và người dùng trong nước bên cạnh phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 còn phải chịu sự tấn công của tội phạm mạng (hacker).

Vì vậy, bên cạnh giải pháp bảo đảm an ninh mạng, người dùng internet cần nhận biết các hiểm họa để chủ động sử dụng biện pháp kỹ thuật ứng phó phù hợp, đặc biệt là những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới...

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bốn xu hướng tấn công mạng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.