Việc phân tích máu cho cả âm tính lẫn dương tính giả và sai sót nên gặp chỉ số bất thường cũng chưa chắc là mắc bệnh, nên bác sĩ có thể không nói cho bạn.
Giới hạn bình thường ở nam và nữ không giống nhau: Giá trị bình thường của các xét nghiệm có thể khác nhau ở hai giới, dù ở cùng độ tuổi. Ví dụ, số lượng hồng cầu trong máu thường ở trong giới hạn 5 - 6 triệu tế bào/microliter đối với đàn ông nhưng thấp hơn ở phái nữ, nhất là nhóm phụ nữ mãn kinh. Đối với nhóm mãn kinh, chỉ số này chỉ đạt 4 – 5 triệu tế bào.
Không còn đau khi lấy máu: Nếu bạn là người sợ máu hay sợ bị tiêm thì đây quả là một tin tốt. Một phát minh mới ở Mỹ làm ra thiết bị để thay thế vai trò của kim tiêm và bạn có thể dễ dàng tự lấy máu mình ở nhà. Chỉ cần đặt thiết bị lên khu vực cần lấy máu, nó sẽ tự động lấy máu theo lượng phù hợp.
Nhịn ăn: Với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 8 - 12 tiếng thì bạn tuyệt đối không được ăn gì để đảm bảo kết quả nhận được chính xác. Bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.
Tùy vào từng xét nghiệm số lượng máu bị lấy sẽ khác nhau: Nếu bạn đang tự hỏi tại sao các bác sĩ lại lấy nhiều mẫu máu khác nhau, không có gì phải lo lắng cả. Các mẫu máu sau khi lấy sẽ được bảo quản với nhiều điều kiện khác nhau: cùng chất chống đông, chất bảo quản… vậy nên lấy nhiều mẫu máu là điều cần thiết.
Kết quả xét nghiệm khác nhau giữa các nhóm tuổi: Chúng ta hầu như đều biết về sự khác biệt trong các kết quả xét nghiệm máu giữa người lớn và trẻ em. Ví dụ như lượng huyết sắc tố ở trẻ em là 11- 13gm/dl, người lớn là 13,5- 17,5 gm/dl và phụ nữ trưởng thành là 12- 15,5 gm/dl.
Kết quả xét nghiệm máu cũng có thể có những thiếu sót và sai lệch khi đó các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại nếu bạn có những biểu hiện khác bên ngoài. Ví dụ: Bạn đang bị nhiễm virus viêm gan C, kết quả xét nghiệm máu có thể không hiện bất cứ thông tin gì bất thường do bạn đã nhiễm bệnh vài tháng trước, nhưng bạn vẫn cảm thấy các triệu chứng của bệnh.
Để thuận lợi cho việc điều trị hoặc tránh để bệnh nhân sốc, bác sĩ có thể "che giấu" kết quả xét nghiệm của bạn đang xấu đi. Việc phân tích máu cho cả âm tính lẫn dương tính giả, và có nhiều sai sót nên gặp chỉ số bất thường cũng chưa chắc là mắc bệnh. Giải pháp cho vấn đề này là hãy so sánh kết quả xét nghiệm của mình với một người bình thường khác.
Kết quả xét nghiệm máu có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm khác nhau: Phụ thuộc vào lượng máu được lấy ra, thời gian lấy máu và loại thức ăn bạn ăn trước khi làm xét nghiệm hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
Kết quả không hoàn toàn do bệnh gây ra: Không phải kết quả xét nghiệm máu cũng đều cho thấy rằng bạn đang mắc một chứng bệnh nào đó. Ví dụ như, bạn đã ăn một cái gì đó hoặc uống rượu vào đêm trước khi xét nghiệm có thế ảnh hưởng đến lượng glucose ngày hôm sau. Cho nên, hãy nghe theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.