(HNM) - Để bảo đảm bền vững an toàn nợ công, dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không vượt quá 65% GDP...
Vấn đề nới hay không nới trần nợ công đã được các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia bàn thảo khá nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng tại sao các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% mà mình lại cứ chốt ở tỷ lệ 65%. Đây là vấn đề Chính phủ đã tính toán kỹ. Bên cạnh đó phải thấy rằng, trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả, mà khả năng trả nợ mới là quan trọng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời phỏng vấn của báo chí. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Theo thông lệ quốc tế, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách nhà nước (NSNN) trên thu NSNN 25% là mức rất khó khăn. Thực tế, năm 2015, con số này của nước ta đã lên trên 27%, kể cả phần trực tiếp chi trả nợ, phần vay để đảo nợ. Năm 2016-2017 là cực đỉnh của nợ. Vì vậy, nếu nới trần lên thì áp lực trả nợ sẽ lớn hơn rất nhiều.
Để bảo đảm bền vững an toàn nợ công, dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không vượt quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia là không quá 55% cho đến năm 2020.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.