Vạn Lý Trường Thành kỳ vĩ, kim tự tháp Giza bí ẩn, Venice xinh đẹp... là những địa danh có khả năng biến mất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng...
Biển Chết. Nằm ở điểm thấp nhất trên trái đất (420 m dưới mực nước biển), Biển Chết đang bị thu hẹp với tốc độ báo động do sự thay đổi khí hậu.
Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi bờ biển Australia là rạn san hô lớn nhất còn tồn tại. Do các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu, đánh bắt cá, giao thông trên biển, môi trường ở đây đang dần dần xấu đi.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để bảo vệ Trung Quốc khỏi các cuộc xâm lăng, ngày nay nó là điểm du lịch thu hút khách của quốc gia này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để khôi phục nhưng Vạn Lý Trường Thành vẫn bị hư hỏng do sự ăn mòn và phá hủy ở một số nơi.
Hẻm núi Grand Canyon là một kỳ quan tự nhiên của Mỹ, hiện đang bị đe doạ bởi những ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ và du lịch.
Quần đảo Maldives là thiên đường nhiệt đới với những bãi biển cát trắng. Do mực nước biển dâng, các hòn đảo nằm chỉ 8 feet (khoảng 2,4 m) trên mực nước biển và hiện đang dần chìm xuống Ấn Độ Dương.
Đảo Nauru là quốc gia nhỏ thứ hai trên thế giới, sau Vatican. Nauru bị ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu và việc khai thác phốt pho.
Cánh đồng băng Patagonian, Chile. Nằm giữa biên giới Chilê và Argentina, đây là cánh đồng băng lớn thứ hai trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cornell, các vùng băng lớn ở đây đang giảm nhanh gấp 1,5 lần so với các nghiên cứu trước đó.
Vườn quốc gia Glacier, Montana, ban đầu có khoảng 150 sông băng, nhưng do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu mà con số này đã giảm xuống chỉ còn 25.
Kasbah Telouet, Morocco. Điểm du lịch tại Morocco này hiện đang bị hủy hoại từ sự xói mòn ở dãy núi Atlas. Một dự án được công bố vào năm 2010 để khôi phục và bảo tồn những gì còn lại của cung điện nguyên bản này.
Kim tự tháp Giza ở Ai Cập có các cấu trúc tuyệt đẹp, hiện đang bị xói mòn nhanh chóng.
Venice, Ý. Venice có tất cả những điều làm nên một kỳ nghỉ hoàn hảo. Với mực nước biển dâng lên nhanh chóng, Venice bị lụt trung bình 100 lần một năm và có nguy cơ chìm hoàn toàn vào thế kỷ tới.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.