Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nam Sudan cáo buộc Sudan tuyên chiến

H.V| 25/04/2012 16:26

(HNMO) - Tổng thống Nam Sudan cáo buộc Sudan tuyên chiến với nước mình khi căng thẳng giữa 2 nước láng giềng đang gia tăng, làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát trở lại cuộc xung đột dầu mỏ chưa được giải quyết và các vấn đề biên giới.


Tổng thống Salva Kiir đã đưa ra các lời nhận xét trong chuyến thăm Bắc Kinh, đánh dấu động thái mới nhất trong cuộc khẩu chiến nảy lửa vốn thu hút sự báo động và lên án từ cộng đồng quốc tế.

Chuyến thăm đến vào thời điểm quan trọng "bởi hàng xóm Khartoum của chúng tôi đã tuyên bố chiến tranh" với Nam Sudan, ông cho biết.

Trung Quốc - một đồng minh thương mại quan trọng đối với cả hai quốc gia - đã kêu gọi kiềm chế và các cuộc đàm phán về những vấn đề nổi bật giữa hai đối thủ.

Đại diện đặc biệt của Trung Quốc về các vấn đề châu Phi sẽ tới thăm cả hai nước để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, Bộ Ngoại giao nước này cho biết.

Nam Sudan đã tách ra khỏi Sudan hồi năm ngoái như một phần của thỏa thuận hòa bình năm 2005, chấm dứt nhiều thập kỷ chiến tranh và mở đường cho sự ly khai của quốc gia lớn nhất châu Phi. Cuộc chiến đã khiến 2 triệu người chết và đã kết thúc bằng thỏa thuận hòa bình, bao gồm một cuộc trưng cầu dân ý độc lập cho miền Nam.

Mặc dù đã chia tách hồi tháng 7, các vấn đề chưa được giải quyết vẫn còn giữa 2 quốc gia, bao gồm cả tình trạng công dân, phân chia nợ quốc gia, các khu vực biên giới đang tranh chấp và chia sẻ sự giàu có dầu mỏ.

Những căng thẳng âm ỉ đã đạt đỉnh điểm trong tháng này khi Nam Sudan chiếm khu vực sản xuất dầu mỏ của Heglig từ Sudan, gia tăng phần nắm giữ bằng cách nhắm mục tiêu vào nguồn tài nguyên tiếp nhiên liệu cho nền kinh tế của cả hai quốc gia.

Các cơ sở lọc dầu của Heglig chiếm khoảng một nửa trong tổng sản lượng 115.000 thùng dầu mỗi ngày của toàn bộ Sudan.

Sudan tuyên bố quyền sở hữu khu vực này và đã khiếu nại lên Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi nhằm tạo áp lực buộc Nam Sudan rút quân khỏi lãnh thổ nước này.

Hôm qua, 24/4, Liên minh châu Phi đã cho các quốc gia 48 giờ để chấm dứt thù địch và 3 tháng để hoàn tất các cuộc đàm phán về các vấn đề còn tồn đọng hoặc phải đối mặt với "các biện pháp thích hợp".

Tổ chức này cho biết sẽ tìm kiếm các bản cập nhật về tình trạng các cuộc đàm phán và sẽ đòi hỏi sự tuân thủ từ Sudan và Nam Sudan. Sự thất bại trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước sẽ dẫn đến một quá trình trọng tài, tổ chức này cho biết.


Tổng thống Nam Sudan


Heglig nằm trên vùng biên giới khi hai nước chia tách. Dẫu đây là một khu vực tranh chấp nhưng Sudan đã tiếp tục quản lý vùng này sau khi Nam Sudan tuyên bố độc lập.

Sau sự phản đối quốc tế, hôm 20/4, Nam Sudan đã rút quân và Sudan đã tái kiểm soát Heglig.

Một ngày sau khi Nam Sudan rút khỏi khu vực tranh chấp, nước này đã cáo buộc Sudan phát động các cuộc tấn công trên mặt đất và trên không vào lãnh thổ nước này hôm 22/3.

Vụ đánh bom tại bang Unity đã giết chết ít nhất 16 người và làm 34 người bị thương, Liên hợp quốc cho biết trong một tuyên bố.

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, các thành viên Hội đồng bảo an đã yêu cầu dừng ngay cuộc oanh tạc trên không của lực lượng vũ trang Sudan và kêu gọi sự ngừng bắn và trở lại bàn đàm phán trực tiếp.

Cộng đồng quốc tế đã kêu gọi cả hai bên ngừng sử dụng vũ khí và quay trở lại bàn đàm phán, với việc Sudan phải đối mặt với những lời chỉ trích mới nhất cho vụ đánh bom Bentiu sau khi đất nước trẻ nhất thế giới đã rút quân khỏi khu vực tranh chấp của Heglig.

Bentiu cách Heglig khoảng 96 km.

Tuần trước, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ khu vực tranh chấp.

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Sudan đã bị ảnh hưởng do cuộc chiến ở Heglig đã làm đình trệ việc sản xuất.

Thiệt hại nghiêm trọng tại cơ sở sản xuất dầu mỏ này sẽ ngăn cản các công ty khôi phục sản xuất và sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể để sửa chữa hoặc xây dựng lại.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Nam Sudan cáo buộc Sudan tuyên chiến

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.