(HNM) - Khi người Mỹ còn chưa nguôi nỗi ám ảnh sau cú
Cảnh sát phong tỏa một con đường sau vụ đấu súng ở thành phố Baton Rouge, Mỹ. |
Gavin Long, nghi phạm duy nhất trong vụ đấu súng đã bị tiêu diệt là một người Mỹ gốc Phi, sống ở thành phố Kansas, bang Missouri. Vụ việc xảy ra một tuần sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối cảnh sát ở Baton Rouge và nhiều thành phố lớn khác trên khắp nước Mỹ, sau khi một người gốc Phi (37 tuổi) bị các nhân viên hành pháp bắn chết tại thành phố này. Gần 10 cảnh sát mất mạng chỉ trong chưa đầy nửa tháng đang khiến xứ Cờ hoa “nóng” hơn trong mùa bầu cử.
Làn sóng biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc đang bùng phát trở lại. Theo một khảo sát, có tới 49% người Mỹ cho rằng hệ thống luật pháp có xu hướng chống lại cộng đồng người gốc Phi và 67% người da màu tin rằng họ không được đối xử công bằng. Hiến pháp Mỹ cho phép công dân sở hữu vũ khí và đây là một nguyên nhân khiến lực lượng thực thi pháp luật tại Mỹ có xu hướng mạnh tay hơn với các nghi phạm. Nhiều cảnh sát đã không ngần ngại nói rằng nếu họ không "nhanh hơn" thì nguy cơ bị bắn là rất cao.
Kể từ khi Đạo luật Dân quyền được Tổng thống John Kenedy ban hành cách đây 50 năm, bãi bỏ toàn bộ mọi hành vi phân biệt chủng tộc, cộng đồng người da màu đã có nhiều cơ hội vươn lên trong xã hội Mỹ. Sự kiện Thượng nghị sĩ Barack Obama trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử 232 năm tồn tại của nước Mỹ. Thế nhưng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn len lỏi trong xã hội và ám ảnh xứ Cờ hoa.
Trong số những lý giải về tình trạng phân biệt đối xử thì sự bất bình đẳng về kinh tế không phải là nguyên nhân cốt lõi. Trong 5 năm qua, khoảng 2 triệu người da màu đã vượt qua ngưỡng nghèo tại Mỹ, song tỷ lệ người nghèo vẫn ở mức trên 20% và người gốc Phi là cộng đồng hưởng trợ cấp xã hội nhiều nhất ở Mỹ. Trong các giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, khi việc làm khó khăn, tỷ lệ người lao động da màu bị mất việc làm cũng luôn cao hơn so với người da trắng. Tình trạng việc làm được cho là "đòn giáng" trực tiếp tạo nên sự bất bình đẳng trong thu nhập.
Theo Viện Nghiên cứu PEW của Mỹ, khoảng cách thu nhập bình quân giữa người Mỹ da trắng và người Mỹ da màu ngày càng lớn. Năm 2010, thu nhập bình quân một hộ gia đình Mỹ da trắng cao gấp 10 lần so với người da màu. Năm 2014, cao gấp 13 lần - mức cao nhất kể từ năm 1989, với tỷ lệ chênh lệch là 17 lần. Đáng chú ý, mức thu nhập trung bình của hộ gia đình Mỹ da trắng có xu hướng tăng, hộ gia đình người Mỹ da màu lại có xu hướng giảm... Những số liệu này cho thấy sự bất bình đẳng về kinh tế giữa cộng đồng người da trắng và người da màu. Giới phân tích cho rằng, đây vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân của tình trạng phân biệt đối xử vốn đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong lòng nước Mỹ hiện nay.
Hơn 50 năm sau ngày nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr. có bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một ước mơ” nói lên khát khao cháy bỏng về một tương lai mà ở đó người da đen và người da trắng được đối xử bình đẳng, chung sống hòa thuận, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một nhức nhối trong lòng nước Mỹ. Đáng quan ngại là các vụ việc liên tiếp xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về nạn phân biệt chủng tộc có xu hướng gia tăng ở quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa này. Đây thực sự là thách thức với bất kỳ chính quyền nào tại Mỹ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.