Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làm du lịch thông minh

Tuấn Kiệt| 27/05/2018 07:37

(HNM) - Trong xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh đến mọi mặt đời sống, việc phát triển


Ngành "công nghiệp không khói" mang về nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam và được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch thông minh hiểu khái quát nhất là áp dụng công nghệ thông tin nhằm tạo ra và cung cấp dịch vụ (thông tin quảng bá, cấp visa, đặt phòng, chỉ dẫn, lựa chọn điểm đến…) cho du khách thông qua sử dụng các ứng dụng trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ cho phép mở rộng không gian, thời gian và thị trường du lịch, tạo nên một "thế giới phẳng". Nếu như trước kia, chúng ta phải mất nhiều thời gian và kinh phí cho việc quảng bá hình ảnh du lịch, các tour tuyến, dịch vụ… thì ngày nay qua internet đã có thể tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch ở bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Khi các cơ sở dữ liệu du lịch, bản đồ, điểm đến, nhà hàng, khách sạn, giao thông… được số hóa, mọi giao dịch có thể thực hiện qua internet mang lại tiện ích cho các nhà quản lý, kinh doanh du lịch và du khách. Mở rộng phủ sóng thông tin phát triển thương hiệu điểm đến; giảm nhân lực lao động, thời gian, chi phí; giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Điều này tạo “cú hích”, kích thích nhu cầu khám phá, có thể ở quy mô toàn cầu, đồng thời tạo được liên kết chuỗi, phát triển các dịch vụ du lịch hoàn chỉnh mở rộng cơ hội kinh doanh.

Đối với Hà Nội, theo một thống kê mới đây của Ban Chỉ đạo Thương mại điện tử thành phố thì hiện nay, hầu hết doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở quy mô khác nhau. Tỷ lệ khách du lịch trong nước đặt phòng trực tuyến tại khách sạn và đặt tour trực tuyến đạt hơn 60%; tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%. Hà Nội đã thiết lập mô hình thành phố du lịch thông minh, thực hiện quảng bá vẻ đẹp Thủ đô ra thế giới. Nhiều địa điểm du lịch của Hà Nội đã triển khai các ứng dụng thông minh với nhiều ngôn ngữ, giúp bao phủ hầu hết nhóm khách có nhu cầu tiếp xúc với thông tin về sản phẩm du lịch. Hiện TP Hà Nội nằm trong tốp 10 điểm đến có lượng khách du lịch đặt phòng qua website tăng nhanh nhất trong một năm qua.

Có thể nói, cùng với xu thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu phải ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng chiến lược chuyển đổi số và phát triển du lịch thông minh đang đặt ra trước mắt. Ngày 4-5-2017, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg yêu cầu các ngành, các cấp phải nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng lợi thế, trong đó, du lịch cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông minh, từ đó tạo ra những bước phát triển đột phá cho du lịch.

Tuy nhiên, để tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Du lịch cần nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực cạnh tranh để đưa ra các kế hoạch chiến lược phù hợp. Từ đó triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường hệ sinh thái du lịch thông minh. Và yêu cầu đầu tiên đặt ra bắt đầu từ việc số hóa dữ liệu.

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đóng góp 10% GDP, thu hút 20 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020. Mục tiêu ấy sẽ sớm trở thành hiện thực hơn nếu bắt nhịp được với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo thay đổi mạnh mẽ từ làm du lịch thông minh.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Làm du lịch thông minh

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.