Nhiều người Trung Quốc đã gửi thư tới các cơ quan chức năng phản ánh tình trạng bị gây khó khăn và phải trả quá nhiều chi phí khi đi khám chữa bệnh. Theo Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Cao Cường, có 6 nguyên nhân chủ yếu làm cho việc khám chữa bệnh trở nên khó khăn và đắt đỏ.
Nhiều người Trung Quốc đã gửi thư tới các cơ quan chức năng phản ánh tình trạng bị gây khó khăn và phải trả quá nhiều chi phí khi đi khám chữa bệnh. Theo Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Cao Cường, có 6 nguyên nhân chủ yếu làm cho việc khám chữa bệnh trở nên khó khăn và đắt đỏ.
Trước hết là sự phát triển của các lĩnh vực y tế điều trị không đồng đều. Trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị, nhất là trang thiết bị công nghệ, kĩ thuật cao và y, bác sĩ giỏi tập trung quá nhiều ở các thành phố lớn, bệnh viện lớn khiếncác trung tâm y tế tuyến cơ sở không có khả năng thực hiện chức năng điều trị cơ bản. Người dân ở khu vực nông thôn mắc bệnh không được điều trị kịp thời và cũng không tin vào khả năng của các bác sĩ thôn làng và họ đổ xô tới các bệnh viện, trung tâm y tế nổi tiếng của thành phố lớn gây ra sự quá tải đối với những cơ sở này.
Thực tế cho thấy mức đầu tư hàng năm cho y tế đang sụt giảm. Những năm 1980, 1990, ngân sách dành cho y tế ở Trung Quốc thường xuyên chiếm tới 6% tổng chi của chính phủ. Tới năm 2002, con số này giảm xuống còn 4% và trong năm 2006, dự toán tài chính của ngành y tế Trung Quốc cònhơn 3.000 tỷ nhân dân tệ, trong đó chỉ có hơn 1.200 tỷ nhân dân tệ dành cho điều trị. Tỉ lệ này thấp hơn so với các nước phát triển và một số nước đang phát triển. Bên cạnh đó, lĩnh vực bảo hiểm y tế ở Trung Quốc phát triển chậm. Hiện chỉ có khoảng gần 200 triệu cư dân ở các thành phố, trị trấn; 1/4 trong tổng số 800 triệu nông dân ở Trung Quốc được đảm bảo điều trị khi mắc bệnh.
Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện 17 đợt giảm giá thuốc, số lượng mặt hàng thuốc trong danh mục giảm giá lên tới hàng vạn, nhưng người dân vẫn chưa cảm nhận được hiệu quả thực tế của việc làm này. Khi chính phủ đưa loại thuốc nào đó vào danh mục bắt buộc giảm giá, các nhà sản xuất thuốc dừng sản xuất loại thuốc đó, chuyển sang sản xuất loại thuốc mới có công dụng tương tự nhưng dưới cái tên mới. Trong khi đó, cơ chế vận hành các bệnh viện công lập ở Trung Quốc vẫn chưa hợp lý, tồn tại khuynh hướng trục lợi. Hiện mức đầu tư của chính phủ cho các bệnh viện quá thấp, trung bình chỉ đủ đáp ứng 7-8% nhu cầu. Chính phủ cũng không quản lý thu chi của bệnh viện mà để bệnh viện tự do thu viện phí và phân chia các khoản thu nhập. Điều này dẫn tới việc các giám đốc bệnh viện luôn nghĩ tới việc tìm kiếm lợi nhuận và chính người dân phải chịu ảnh hưởng. Các cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa giám sát một cách hữu hiệu dịch vụ khám chữa bệnh cũng như kiểm tra đặc biệt đối với việc mua sắm những trang thiết bị công nghệ cao... Những nguyên nhân trên đã và đang trực tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới việc khám, chữa bệnh của người dân Trung Quốc hiện nay.
Nam Khánh
(Theo THX và Y tế sức khỏe)
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.