(HNM) - Trong ngày 27 và 28-3, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức
Thống kê cho thấy, tại các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điển hình là Việt Nam, hiện có khoảng hơn 90% doanh nghiệp (DN) thuộc loại hình DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ (DNNVVSN). Mô hình này đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho nền kinh tế quốc gia, nhưng lại không được đối xử như DN lớn, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn vay thương mại rất khó. Tại buổi đối thoại, các chuyên gia cho rằng, vấn đề cung cấp tài chính cho DNNVVSN cần phải được giải quyết bằng nỗ lực chung của Chính phủ và các thiết chế tài chính, nhằm mở rộng cách tiếp cận nguồn vốn, đổi mới mô hình tài chính, qua đó giúp nhóm DN này phát triển bền vững. Các giải pháp đưa ra của ngành ngân hàng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng từ các cơ quan có thẩm quyền thông qua các chính sách hỗ trợ nhóm DNNVVSN như đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý và tiết kiệm thời gian đối với thủ tục thế chấp và phát mãi tài sản là bất động sản, chính sách hỗ trợ về lãi suất, thuế…
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.