Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố hình ảnh về
Theo các nhà khoa học, Trái đất được bao bọc trong bong bóng khổng lồ có tên gọi là quyển từ. Bức ảnh mới công bố của NASA đã khắc họa tốc độ cũng như năng lượng của quyển từ khi Trái đất quay xung quanh Mặt trời.
Nhờ dữ liệu do tàu vũ trụ WIND thu thập, các nhà khoa học của NASA đã xây dựng một bức ảnh chi tiết hơn về cách các hạt mang điện tích từ Mặt trời lao thành dòng về phía Trái đất và bị bật nảy trở lại khi chạm tới quyển từ.
Do quyển từ lao xuyên không gian nên nó tạo thành một làn sóng hình vòng cung thường trực hay còn gọi sóng xung kích vòng cung (bow shock) như phía trước mũi một tàu biển đang di chuyển. Khu vực tiền chấn nằm ngay phía trước sóng xung kích này.
Các điều kiện trong tiền chấn thay đổi để đối phó với những dòng hạt tuôn chảy từ Mặt trời, làm dịch chuyển các trường điện từ và tiếp nhận các sóng quét qua khu vực, theo NASA.
David Sibeck, một chuyên gia tại Trung tâm vũ trụ Goddard của NASA, giải thích: "Mặt trước của quyển từ nằm trong ranh giới giữa Mặt trời và Trái đất, vì vậy đó là một nơi rất quan trọng, giúp chúng biết được những thứ nhỏ bé có thể dẫn đến các hậu quả lớn. Điều sẽ xảy ra với trường điện từ của Trái đất phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở phía trước của sóng xung kích ... Những gì xảy ra ở đó sẽ ảnh hưởng tới việc có bao nhiêu năng lượng sẽ đi vào quyển từ. Một khi thâm nhập vào bên trong quyển từ, số năng lượng này có thể tạo ra các cơn bão Mặt trời khủng khiếp và gây tác động tiêu cực tới mọi hệ thống thông tin liên lạc và vệ tinh định vị toàn cầu của con người".
NASA khẳng định, càng biết nhiều về những gì xảy ra ở khu vực náo động phía trước Trái đất, chúng ta sẽ càng hiểu hơn về cách thức gió Mặt trời và những dạng bùng nổ vật chất khác từ Mặt trời có thể xâm nhập vào không gian cận kề Trái đất như thế nào.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.