Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Công nghiệp hỗ trợ tồn tại nhiều vấn đề

Nhóm PV HNMO| 17/11/2014 12:41

(HNMO) - Chiều 17/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đăng đàn, tập trung làm rõ nhiều vấn đề nóng của ngành công thương.

16:53 17/11/2014

Với ý kiến ĐB Nguyễn Ngọc Hòa về phân phối bán lẻ, chủ trương của ta là mở cửa có lộ trình để các DN trong nước đứng vững và cạnh tranh với DN nước ngoài. Khi hiệp định có hiệu lực 2007 cho phép DN nước ngoài vào VN liên doanh với tỷ lệ khống chế. Chúng ta có khóa khống chế với SX trong nước, liên quan đến thuần phong mỹ tục như gạo, thuốc lá… Chúng ta có quy định sau khi mở cửa cơ sở thứ nhất, với cơ sở thứ hai phải có sự đánh giá lại hoạt động SXKD. Cho đến nay chúng ta có hơn 800 cơ sở bán lẻ hiện đại của VN, phía nước ngoài mới có vài chục cơ sở. Tỷ trọng bán lẻ nước ngoài hiện chỉ chiếm 3,4%. Chúng ta vẫn mở cửa thị trường có kiểm soát, DN trong nước có vươn lên và phát triển. Chúng ta có lo lắng về sự xâm nhập của DN nước ngoài nhưng xử lý được.


16:52 17/11/2014

Với ý kiến của ĐB Nguyễn Thị Kim Bé về chuỗi SX chưa gắn kết. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng đây là nội dung đã được quan tâm, nhưng hiệu quả chưa đạt mong muốn. Giải pháp là tăng cường sự liên kết nhà nông – nhà SX- ngân hàng – nhà tiêu thụ. Vừa qua đã vận động DN tham gia tiêu thụ SP cho nông dân, như việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Chúng tôi đã bàn với 13 địa phương phối hợp tiêu thụ vải thiều, ký HĐ với nông dân. Đã phối hợp với các địa phương bàn về giải pháp gắn kết tiêu thụ, ở ĐBSCL, miền Trung.

Về mở thị trường, hội nhập quốc tế, chúng ta đã ký được 7 hiệp định mậu dịch tự do. Hiện đang đàm phán 6 hiệp định với EU, Hàn Quốc… với nguyên tắc đảm bảo lợi ích của VN, bảo vệ lĩnh vực dễ bị tổn thương, gắn SX với tiêu thụ sẽ mở ra các thị trường mới.

Với thương hiệu gạo, Chính phủ đang giao Bộ NNPTNT làm. Đã có gạo thơm nhài có mặt ở thị trường Nhật Bản nhưng chưa nhiều và chưa ổn định… Bộ Công thương sẽ bàn với Bộ NNPTNT xem xét tiếp.


16:43 17/11/2014

Về các chợ truyền thống xây dựng thành TTTM hiệu quả không như mong muốn, Bộ trưởng cho rằng mô hình chợ truyền thống nhỏ lẻ không đảm bảo văn minh thương mại, ATVS, gây mất nhiều đất, giao thông. Chúng ta đã có chiến lược phát triển chợ đầu mối, TTTM. Nguyên nhân chưa hiệu quả có thể do vị trí, chưa phù hợp với tập quán của người dân, giá cao hơn chợ tự do… cần phải khắc phục. Các địa phương phải lưu ý thêm. Bộ Công thương phối hợp ban hành quy hoạch, còn việc triển khai là do các địa phương.



16:38 17/11/2014

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời ĐB Hạnh liên quan đến sử dụng công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm, phối hợp của các ngành… Việc phát triển sử dụng sản phẩm của nông từ thu mua, chế biến còn có sự thua thiệt của nông dân…

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản khuyến khích công nghiệp chế biến, tuy nhiên hiệu quả chưa nhiều vì mới ban hành và do công tác xúc tiến đầu tư, vận động DN còn có vấn đề. Sự tham gia của DN trong nước vào CN chế biến còn hạn chế. Sự yếu kém này, các bộ ngành cần làm tốt hơn. Để tăng thêm sức hấp dẫn, cần bổ sung một số luật thuế. Cần sự gắn kết giữa DN chế biến và người sản xuất; tạo thêm thuận lợi, làm tốt công tác tuyên truyền để DN chế biến có quyết định đầu tư phù hợp. Bộ Công thương sẽ liên tục kiểm điểm, đánh giá sự phối hợp này.

Khi tiếp xúc với một số DN, Bộ đã vận động một DN trong nước sử dụng mủ cao su trong nước. Ví như tập đoàn Kumho, Bridgestone, Bộ đã vận động sử dụng cao su trong nước dù các DN còn đang nghiên cứu về chất lượng.

Thực hiện quyết định 281 của Chính phủ về đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa… kinh phí không nhỏ. Sẽ phải trông vào vận động ODA, kinh phí nhà nước. Với tỉnh Đắc Nông và các tỉnh Tây Nguyên đã đưa điện đến các thôn, bản. Bộ trưởng đề nghị đại biểu nếu phát hiện khu vực có chất lượng điện kém, mất an toàn phản ánh đến Tổng công ty điện lực miền Trung khắc phục.

Về chiến lược ô tô, tỷ lệ nội địa hóa 5- 10% chỉ đúng với ô tô con. Giá đắt không chỉ do SX mà còn do cơ chế chính sách. Rõ ràng, CN ô tô con có vấn đề. Chính phủ đã ban hành chiến lược ô tô, nâng tỷ lệ nội địa hóa, SX được động cơ. Lựa chọn dòng xe chở khách là xe chiến lược. Việc áp dụng công nghệ không quá phức tạp.

16:27 17/11/2014

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ý kiến ĐB cần Bộ Công thương tăng cường các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ.

ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh hỏi 2 vấn đề. Ở tỉnh Đắc Nông có ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa có gì, hoạt động thu mua phát triển tự phát. Bộ có giải pháp gì? Việc phối hợp giữa Bộ Công thương và Bộ NNPTNT như thế nào? Chương trình điện hải đảo nông thôn, chất lượng dẫn điện thấp, thiếu an toàn cho người sử dụng, Bộ trưởng có giải pháp gì?

ĐB Trần Ngọc Vinh: Sau 10 năm phát triển chiến lược công nghiệp ô tô phát triển èo uột, giá ô tô ở VN đắt nhất thế giới. Vậy làm thế nào để phát triển công nghiệp ô tô trong những năm tới? Thời gian qua việc xây dựng chợ thành các trung tâm thương mại gần như thất bại, vậy đã tổng kết về vấn đề này chưa?


ĐB Nguyễn Thị Kim Bé: Trong chuỗi hoạt động từ SX đến thu mua chưa có gắn kết hiệu quả. Người nông dân chịu thiệt thòi. Trách nhiệm của Bộ Công thương trong tiêu thụ hàng hóa của nông dân, nhất là mặt hàng lúa, xây dựng thương hiệu gạo VN? Đến khi nào gạo VN mới cạnh tranh được với gạo ở khu vực.



ĐB Đặng Thuần Phong: Ngành công thương còn có điểm nghẽn, QLTT, quản lý hàng buôn lậu, hàng giả?

16:19 17/11/2014

Về ý kiến ĐB Nguyễn Văn Cườngvề rà soát quy hoạch thủy điện. Bộ Công thương đã có báo cáo 1 năm thực hiện Nghị quyết 62 đã đạt nhiều kết quả. Hoàn thành rà soát thủy điện, loại bỏ thêm 15 dự án và còn một số dự án nữa. Đã góp phần nâng cao nhận thức của các chủ đầu tư trong vận hành thủy điện. Trong 218 thủy điện, chỉ còn 8% chưa kiểm định sẽ kiểm tra nốt trong cuối năm nay. Đã ban hành quy chế vận hành liên hồ chứa, 11 quy chế. Quy chế cuối cùng là vận hành sông Đồng Nai.

Về vấn đề trồng bù diện tích rừng, sáng nay Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nêu. Về chi trả dịch vụ môi trường rừng, Bộ đã yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ, tạm đình chỉ giấy phép sản xuất điện một số trường hợp.

Về giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết 62, Bộ Công thương sẽ tiếp tục làm.

Với câu hỏi của ĐB Nguyễn Mạnh Cường ở lĩnh vực chống buôn lậu. Bộ Công thương chỉ là cơ quan phối hợp, nếu phát hiện sai phạm, kiến nghị QLTT địa phương xử phạt. Tính từ năm ngoái, đến tháng 8 năm nay đã cách chức, thôi việc 8 trường hợp.

Về xăng sinh học E5, trong những năm qua, Tập đoàn dầu khí VN đã thử nghiệm chạy trên xe taxi an toàn. Tỉnh Quảng Ngãi đã thử nghiệm dùng 3 tháng chưa phản ánh gì. Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ KHCNMT công bố chất lượng xăng E5.

16:17 17/11/2014

Với 3 câu hỏi mới, Bộ trưởng trả lời ĐB Nguyễn Văn Tuyết hỏi 24 dự án xi măng, có 23 dự án tổng thầu nước ngoài, nội địa hóa bằng không. Bộ Công thương không phụ trách, thẩm quyền thuộc Bộ Xây dựng. Với các nhà máy điện, phần lớn sử dụng tổng thầu EPC, phần lớn các máy móc thiết bị do tổng thầu thực hiện. Sự tham gia của DN là rất ít. Để DN tham gia vào, giải quyết việc làm, góp phần DN nâng cao khả năng sản xuất… Chính phủ đã có nhiều văn bản tách các gói thầu DN trong nước thực hiện được, nhưng các chủ đầu tư không tách ra. Chính phủ đã giao Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan ban hành danh mục dự án, máy móc sản xuất được để phổ biến đến các địa phương, chủ đầu tư…


Có ĐB hỏi chính sách hỗ trợ nông dân sáng tạo thiết bị sản xuất trong công – nông nghiệp. Tuy nhiên phần lớn là thiết bị sẵn có, sản xuất đơn chiếc…Bộ Công thương hoan nghênh và kiến nghị Bộ KHCNMT có chính sách khuyến khích nông dân có sáng kiến chế tạo.

16:16 17/11/2014

Sau phần giải lao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu qua phần chất vấn chúng ta có chặn đứng, đầy lùi phần buôn gian bán lậu không. Bộ trưởng đã trả lời, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – trưởng ban chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Tài chính nói thêm về giá các mặt hàng như sữa, xăng dầu.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời thêm ý kiến ĐB Đồng Hữu Mạo, Nguyễn Thị Khá…, lực lượng QLTT một số nơi dùng tay thử phân bón vô cơ phải dùng tay thử. Chúng ta thiếu công cụ kiểm tra hàng hóa liên quan đến sức khỏe, đời sống nhân dân… Việc xem xét bổ sung thiết bị cần từng bước một dù rất khó khăn.

Với ĐB Huỳnh Ngọc Đáng yêu cầu bổ sung thêm cơ chế chính sách. Chúng tôi đánh giá cao sự phân tích, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài việc hoàn thiện khung khổ pháp lý. Mong thông qua dự án sửa đổi bộ sung luật thuế liên quan đến thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Trước hết sẽ tăng cường hỗ trợ khởi nghiệp cho các DN có quy mô vừa và nhỏ. Cần có quỹ hỗ trợ cho DN hỗ trợ. Trong trường hợp vay để SX hoặc mua công nghệ, quỹ đứng ra tín chấp cho DN. Thứ hai, thành lập Trung tâm hỗ trợ cho DN, họat động phi lợi nhuận. Khi có nhu cầu kiểm nghiệm chất lượng SP, các trung tâm hỗ trợ miễn phí. Chính phủ tạo điều kiện cho DN tiếp nhận thị trường, thông tin. Với các nguồn vốn ODA nước ngoài, có thể dành tỷ lệ nhất định cho DN hỗ trợ.

Trong kỳ họp này, Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết phát triển công nghiệp hỗ trợ để các ngành triển khai trong thời gian tới.

15:34 17/11/2014

ĐB Huỳnh Ngọc Đáng hỏi trong những nguyên nhân yếu kém nhất vừa qua có phải là sự quản lý, lãnh đạo?

ĐB Nguyễn Văn Tuyết
yêu cầu làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Bộ trưởng. Với các nhà máy xi măng, VN có thể thiết kế kỹ thuật được. 20 dự án thủy điện, tỷ lệ nội địa hóa bằng không tại các nhà máy do Trung Quốc tổng thầu, vì sao. Những giải pháp khắc phục, có chính sách gì hỗ trợ sự sáng tạo của người dân trong chế tạo.


ĐB Nguyễn Văn Cương: Còn hạn chế về trồng bù diện tích rừng, thực hiện nghĩa vụ môi trường rừng của một số chủ đầu tư trong dự án thủy điện; Bộ trưởng cho giải pháp?

ĐB Nguyễn Mạnh Cường: Chỉ đạo công tác chống buôn lậu còn chung chung, hiện chưa ai bị cách chức. Bộ đã kiến nghị xử lý bao nhiêu trường hợp buông lỏng quản lý, để xẩy ra buôn lậu. Về xăng sinh học E5 đã xảy ra tình trạng xe cháy, không ai chịu trách nhiệm. Đề nghị Bộ trưởng và Bộ trưởng Bộ KHCN cho biết sử dụng xăng E5 có an toàn không?

15:31 17/11/2014

Một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhưng hàng nhập lậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Đây là vấn đề nhức nhối, tồn tại nhiều năm nay. Cá nhân tôi đã nhận trách nhiệm về những hạn chế này. Các ngành hải quan, công an, địa phương đã cố gắng nhưng hiệu quả không cao…

Khi hàng lậu vào thị trường trong nước, lực lượng QLTT là chủ công. 10 tháng đầu năm số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm cao hơn năm trước. Nguyên nhân do dung lượng thị trường ngày càng phát triển, độ mở của nền kinh tế lớn, giao thương hàng hóa tăng, số phần tử làm ăn không đứng đắn tăng, đưa hàng chất lượng kém vào tiêu thụ. Do công tác đấu tranh còn thiếu phương tiện, công cụ nên hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, không loại trừ, QLTT làm việc tiêu cực, bao che cho các hành vi sai phạm. Sự phối hợp với các địa phương còn chưa đều, chưa nhất quán. Mong trong thời gian có sự vào cuộc tích cực của các địa phương.

Bộ trưởng sẽ cố gắng nhưng khó đo lường bằng phần trăm. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành, Ban 389 tình hình sẽ chuyển biến hơn trong năm 2015.

Với câu hỏi ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, Bộ trưởng nêu lại tình hình công nghiệp cơ khí chế tạo. Không phải tất cả các lĩnh vực VN đều yếu kém. VN có thể sản xuất xi măng lò quay công suất lớn, trạm biến thế 500KV, chế tạo giàn khoan 90m nước…Ngành công nghiệp với sự hỗ trợ của nước ngoài có NM lọc dầu Dung Quất có NM Đạm Phú Mỹ, Ninh Bình… công nghệ tiên tiến. Như vậy, công nghiệp chế tạo mới phát triển ở một số lĩnh vực.

Nguyên nhân ở cơ chế đầu tư, các công trình cũ có vốn NSNN, từ khi đổi mới, theo Luật ngân sách, ngành công nghiệp cơ bản không được sử dụng vốn ngân sách, phải đi vay, tự trả. Các công trình chế tạo đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm, ít nhà đầu tư quan tâm…nên chậm phát triển. Vừa qua, TƯ đã đưa ra quyết sách một số công trình quan trọng có sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Công nghiệp hỗ trợ tồn tại nhiều vấn đề

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.