(HNMO) - Ngày 12-12, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT tổ chức “Hội thảo về chính sách phát triển chuỗi tre - những rào cản và thách thức”. P
Phát biểu tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển chuỗi tre của Việt Nam vẫn là điều mới và gặp không ít khó khăn do mức độ tập trung ở quy mô lớn (trên 1.000ha) còn hạn chế; địa hình, cơ sở hạ tầng, giao thông các vùng có phân bố tre, nứa khó khăn; giải pháp lâm sinh ứng dụng cho rừng tre nứa còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác quá mức dẫn đến thoái hóa các bụi tre nứa; hệ thống thu gom, buôn bán tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở chế biến quy mô nhỏ, phân tán không gắn với vùng nguyên liệu; công nghệ và thiết bị lạc hậu, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp…
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 10-15%/năm, nhu cầu nguyên liệu đến 2020, cần ít nhất 1 tỷ cây tre nứa/năm. Ngoài diện tích hiện có, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu bảo vệ khoảng 1,3 triệu hec-ta rừng tre, nứa tự nhiên; trồng lại và trồng mới đạt diện tích khoảng 150.000 ha tre, nứa; tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hóa kỹ thuật lâm sinh, hỗ trợ phát triển vườn ươm, ưu tiên phát triển các giống tre trúc, song, mây... có tiềm năng, giá trị thương mại.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.