(HNM) - Ngày 27-3-2015, tại sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam của Hà Lan, sân bay lớn thứ tư ở Châu Âu bị mất điện trong 5 giờ đồng hồ do sự cố điện lưới của thành phố, đã làm tổn thất hàng chục triệu USD cho hành khách và các hãng hàng không.
Các sân bay tiếng tăm ở Mỹ, Canada, Ôxtrâylia cũng từng chịu cảnh này. Ở Việt Nam, ngày 20-11-2014, sự cố mất điện ở Đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) trong 35 phút ảnh hưởng đến 92 chuyến bay đi, đến và trong vùng thông báo bay của TP Hồ Chí Minh. Sự cố điện ở Đài kiểm soát không lưu gây ra thiệt hại lớn cho nhiều phía. Các máy bay không thể hạ cánh và cất cánh được. Những máy bay không hạ cánh được sẽ phải bay lòng vòng để chờ, hoặc chuyển hướng bay, hay phải chuyển sang đỗ tạm ở sân bay khác, tốn chi phí về nhiên liệu và dịch vụ. Trong khi đó, chi phí cho mỗi giờ bay lên tới 9.000 USD, tùy theo kích cỡ từng loại máy bay. Những máy bay không cất cánh được sẽ bị hoãn chuyến, nhiều chuyến bị hoãn sẽ bị dồn ứ lại vào các giờ sau đó. Hành khách lỡ việc, lỡ chuyến bay kế tiếp đã xếp lịch…
Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thời gian thay đổi nguồn điện chiếu sáng đường băng phải thấp hơn 1 giây, nếu thay đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khẩn cấp thì thời gian đó thấp hơn 0,5 giây. Vì vậy, bảo vệ nguồn điện ở sân bay chính là bảo vệ sự an toàn cho các chuyến bay, bắt đầu từ việc bảo đảm hiệu suất hoạt động tối đa cho các thiết bị điện, giảm thiểu lượng khí thải CO2 cũng như duy trì khả năng vận hành liên tục, linh hoạt của các trung tâm dữ liệu vốn được xem là hệ xương sống của các sân bay. Đây chính là chiến lược được APC (một thương hiệu thành viên của Tập đoàn Schneider Electric), một trong những chuyên gia danh tiếng trong việc sản xuất hệ thống UPS cải tiến, đầu tư mỗi năm.
Năm 2015, giải pháp UPS 3-pha với những cải tiến công nghệ lớn mang tên Galaxy VM của chuyên gia hàng đầu về năng lượng này đã tạo được tiếng vang lớn, hiệu suất hoạt động vượt trội lên đến 99%. Việc tích hợp chế độ vận hành EconversionTM được xem là bước đột phá cho các sản phẩm cùng phân khúc, cho phép cung cấp nguồn điện dự phòng ổn định và đáng tin cậy, đồng thời tránh được tình trạng quá tải của các trung tâm dữ liệu hay hệ thống điện trực thuộc. Vì vậy, các giải pháp về điện năng và bảo vệ nguồn là một yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, giúp các sân bay đối phó với các hiểm nguy và đặc biệt là hỗ trợ xây dựng nền tảng hoàn hảo để bảo đảm an toàn và phục vụ hành khách một cách tốt nhất.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.