(HNM) - 10 ngày qua kể từ
Dẫu vậy, sự "im lặng" của Bình Nhưỡng những ngày qua không làm vơi mối lo ngại trong khu vực. Ngược lại, dự đoán mới nhất từ Tổng Tham mưu Trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới vào hôm nay (25-4) - ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên - khiến cả thế giới phải quan tâm.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tại khu vực biên giới với Triều Tiên luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. |
Với quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân như một "thanh gươm" báu khi yêu cầu được thế giới công nhận là "quốc gia có vũ khí hạt nhân"; đồng thời tuyên bố bác bỏ các cuộc đàm phán có điều kiện được Mỹ đưa ra mới đây của Triều Tiên cho thấy, một vụ thử vũ khí liên quan tới hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ còn là thời gian. Trong bối cảnh không có dấu hiệu Bình Nhưỡng từ bỏ ý định thử "vũ khí" để khẳng định vị thế trên "bản đồ các quốc gia hạt nhân thế giới" đang trở thành mối quan tâm không chỉ của Trung Quốc - quốc gia có chung đường biên giới - mà còn với cả các bên liên quan. Đây cũng là ưu tiên trong chuyến công du ba ngày tới Trung Quốc vừa kết thúc của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey trong hội đàm với Tổng Tham mưu Trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy tại Bắc Kinh.
Trước những thông tin tình báo Hàn Quốc 48 giờ qua cho rằng Triều Tiên đã di chuyển một số tên lửa đạn đạo và bệ phóng tên lửa tới khu vực bờ biển ở phía Đông dường như chuẩn bị cho một vụ phóng mới, Nhật Bản và Mỹ đã có những bước đi cẩn trọng. Tiếp tục đặt quân đội trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất để có thể vô hiệu bất cứ tên lửa nào từ Triều Tiên, cuộc tham vấn giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns mới đây cho thấy, tăng cường hợp tác Mỹ - Nhật nhằm tìm giải pháp hữu hiệu nhất để hạ nhiệt căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang được cả hai cường quốc hết sức coi trọng vào lúc này. Cùng với Mỹ, Nhật Bản, Ngoại trưởng các nước Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong cuộc họp ngày 23-4 tại Brussels (Bỉ) cũng đã lên tiếng kêu gọi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân để không làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực cũng như thế giới. Một lần nữa Triều Tiên lại khiến dư luận thế giới hoài nghi khi đã có tiền lệ với các vụ thử vũ khí vào những ngày lễ quan trọng của đất nước. Các chuyên gia nhận định rằng khi cả Mỹ và Hàn Quốc đều đang phát đi tín hiệu về đối thoại thì Triều Tiên cũng nên thay đổi để không tạo thêm xung đột mới.
Bán đảo Triều Tiên từng thở phào nhẹ nhõm khi một vụ phóng thử tên lửa được dự báo vào ngày 15-4 vừa qua - Ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành - đã được thay bằng một lễ hội hoa. Nhưng, liệu Triều Tiên có tiếp tục trì hoãn một vụ phóng thử vào ngày hôm nay (25-4) hay không là điều không ai dám chắc. Không ít chuyên gia phân tích quan ngại rằng, khả năng nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Washington và Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân của nước này sẽ khó thành hiện thực. Bởi trước đó, Bình Nhưỡng đã từ chối đối thoại với Seoul.
Vẫn "kịch bản cũ", Washington tiếp tục yêu cầu Bình Nhưỡng công khai tuyên bố chủ trương phi hạt nhân hóa, ngừng sản xuất nhiên liệu hạt nhân, hủy các vụ phóng thử tên lửa cũng như rút lại những lời đe dọa các nước láng giềng. Nhưng, thật không dễ đồng ý với Washington khi tiềm lực hạt nhân vẫn được Bình Nhưỡng xem là cội nguồn tạo lợi thế sức mạnh trên bán đảo. Do đó, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục là một thử thách với khu vực và thế giới không chỉ trong hôm nay mà còn trong nhiều ngày tới.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.