(HNMO) - Vở cải lương
Hình ảnh của vở cải lương "Thầy Ba Đợi". |
Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Tiếng nói Việt Nam; Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương; Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chỉ đạo thực hiện.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ là tác giả kịch bản văn học của vở cải lương “Thầy Ba Đợi”. NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật với sự tham gia của 60 nghệ sĩ, diễn viên của 3 miền đang hoạt động tại Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm “Một thế kỷ hình thành và phát triển của Nghệ thuật Sân khấu cải lương Việt Nam”, từng được công diễn tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 4-2018.
Vở diễn “Thầy Ba Đợi” được xây dựng nhằm tôn vinh công trạng của các bậc tiền nhân, đã lưu giữ, bảo tồn và phát triển di sản âm nhạc dân tộc.
“Thầy Ba Đợi” kể về những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời nhạc sư Nguyễn Quang Đại (dân gian gọi ông là Thầy Ba Đợi). Nhạc sư Nguyễn Quang Đại vốn là nhạc quan của Triều Nguyễn. Khi vua Hàm Nghi bị Pháp đầy sang Châu Phi, ông đã hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp.
Trong quá trình lưu lạc ở Nam Kỳ, ông đã “dân dã hóa” di sản nhã nhạc cung đình Huế. Cùng với các thế hệ học trò, ông đã vừa cải biên, vừa sáng tác và hệ thống hóa để dần hình thành nên nghệ thuật âm nhạc tài tử Nam Bộ, để rồi sau này âm nhạc tài tử Nam Bộ đã dần chuyển hóa thành Ca ra bộ, rồi đến nghệ thuật sân khấu cải lương.
Có thể nói, nhạc sư Nguyễn Quang Đại là người có công đầu trong việc hình thành âm nhạc tài tử Nam Bộ và sau này là nghệ thuật sân khấu cải lương.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.