Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Tuyệt nhất châu Á”

Nữ Quỳnh| 01/06/2010 06:41

(HNM) - Phóng viên Martha Ann Overland của Tạp chí Time danh tiếng của Mỹ đã chọn ra danh sách

Vậy là từ bên kia bán cầu, một giá trị văn hóa của Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng. Không những khẳng định về giá trị của Quan họ, Martha còn tìm hiểu và biết rõ cả những số điện thoại mà người đam mê Quan họ có thể gọi đến để nghe hát. Thời điểm gọi tốt nhất là vào khoảng chập tối, khi các liền anh liền chị đã đi làm đồng về và còn chưa đi ngủ.

Sự việc thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực sự đáng để cho chúng ta phải suy nghĩ khi giữa thời buổi kinh tế thị trường hôm nay, Quan họ đang có nhiều "xộc xệch". Người bi quan còn thở dài: Cứ cái đà này, rồi không biết Quan họ sẽ đi đến đâu? Năm ngoái, Quan họ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đến nay, đã có thêm nhiều đoàn hát được thành lập, các liền anh, liền chị cao tuổi vẫn nhiệt tình mở lớp dạy cho các thế hệ người hát mới… Những động thái ấy cho ta cảm giác Quan họ có thể sẽ thoát khỏi cảnh bị quên lãng.

Nhưng thực tế khó khăn hơn thế!

Trong khi các bậc cao niên thì vẫn rất cố công truyền dạy cho con cháu bằng tất cả lòng nhiệt huyết, muốn con cháu sẽ là người kế tục những nét đẹp văn hóa dân tộc. Nhưng cũng còn không ít lớp trẻ chưa mặn mà với những câu hát của quê hương. Mà khó khăn cũng không chỉ với Quan họ, thực tế Nhã nhạc, Ca trù… cũng đang gặp những vướng mắc không kém khi việc bảo tồn không chỉ đơn giản là gìn giữ và bảo tồn những làn điệu mà còn là gìn giữ văn hóa truyền thống như cách ứng xử, không gian văn hóa và nhiều phong tục, tập quán gắn liền với mỗi loại hình nghệ thuật này.

Ngày nay dễ thấy những gì độc đáo, những gì hay, được chú ý thì người ta đều có thể đem ra thương mại hóa. Quan họ và một số môn nghệ thuật truyền thống khác cũng không ngoại lệ. Nhiều làng Quan họ cổ từ lâu đã bị mất nét Quan họ, thay vào đó là những nhóm hát để kinh doanh. Sự "thương mại hóa" đang khiến các làn điệu truyền thống trở thành "cổ thì ít mà kim thì nhiều", đầy tính thực dụng.

Song phải khẳng định rằng, những nét văn hóa truyền thống như Quan họ, Nhã nhạc, Ca trù, hát Xoan… vẫn có sức sống bền bỉ và sự lan tỏa. Việc một tờ tạp chí danh tiếng ở cách Việt Nam tới nửa vòng trái đất ghi nhận giá trị của Quan họ cũng đã khẳng định điều ấy. Rõ ràng, dù có những "biến dị" của Quan họ nói riêng, hay các đặc trưng văn hóa truyền thống khác nói chung thì những giá trị văn hóa dân tộc vẫn khẳng định được vị trí của nó. Một khi người "ngoại tịch" còn coi một môn hát dân gian của Việt Nam là "tốt cho tâm hồn" thì không có lý do gì với ý thức tự tôn, chúng ta lại thờ ơ với những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Tuyệt nhất châu Á”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.