Theo dõi Báo Hànộimới trên

Triển khai các giải pháp tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng

Thư Kỳ| 03/04/2019 06:22

(HNM) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng đầu năm và cả năm 2019.


Chỉ thị đã đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đó là: Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ nút thắt hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Quyết liệt thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phục vụ xuất khẩu, bảo đảm hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đề ra. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án công nghiệp quy mô lớn, bảo đảm giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công trong năm 2019.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu. Phát triển mạnh mẽ du lịch, góp phần lan tỏa tới nhiều ngành sản xuất, dịch vụ thị trường phát triển. Tổ chức các hội nghị quốc gia tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất..., Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20-3-2019... Về thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức lại thị trường trong nước; tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt đối với các mặt hàng Việt Nam có lợi thế và Trung Quốc đang có nhu cầu lớn như trái cây, thủy sản, gạo, cà phê…; đa dạng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản; tăng cường quản lý chặt chẽ gỗ nhập khẩu để tận dụng các lợi thế có được từ việc cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Triển khai các giải pháp tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.