(HNMO) - Đến nay, béo phì đã đạt đến mức đe dọa về tài chính cao hơn cả rượu và biến đổi khí hậu, đứng ngang với thuốc lá, chiến tranh, khủng bố.
“Béo phì không chỉ là một vấn đề sức khỏe mà còn là thách thức đối với kinh tế và kinh doanh tài chính. Không có giải pháp duy nhất hay đơn giản cho vấn đề này mà điều đó phụ thuộc vào nỗ lực của từng nước”, Richard Dobbs - một trong những tác giả báo cáo cho biết.
Hiện có hơn 78,6 triệu người lớn béo phì tại Hoa Kỳ, và hơn 2,1 tỷ nghìn người thừa cân và béo phì trên toàn thế giới tương đương 30% dân số thế giới đang bị thừa cân hoặc béo phì. Dựa vào các số liệu đã có Viện dự đoán rằng mối đe dọa sẽ xảy ra với khoảng một nửa dân số thế giới vào năm 2030.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết năm 2008, chi phí của Hoa Kỳ cho béo phì là 147 nghìn tỷ USD và con số này đã tăng đáng kể trong những năm sau. Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey công bố con số của Vương Quốc Anh là 1,3 nghìn tỷ bảng, tương đương khoảng 2,8% tăng trưởng kinh tế hằng năm, làm thâm hụt ngang 47 tỷ bảng lợi nhuận kinh tế quốc gia.
Hàng năm, các chi tiêu y tế của một người béo phì là 1429 USD cao hơn so với người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường. Nên dựa vào chỉ số khối cơ thể để biết cơ thể đang ở tình trạng nào. Trong đó, chỉ số BMI trên 25 là thừa cân, từ 30-40 được xem là béo phì, cao hơn 40 là rất dễ bị béo phì, dưới 18,5 là thiếu cân.
Đến năm 2030, nếu chi phí béo phì của mỗi người tăng lên 42 %, thế giới sẽ có một áp lực tài chính lớn hơn bao giờ hết. "Sự kết nối giữa lãi suất tăng của bệnh béo phì và gia tăng chi tiêu y tế là điều không thể phủ nhận," báo cáo của CDC đã viết.
Trẻ em cũng không tránh được dịch béo phì. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng gấp 3 lần trong những năm tới. Những đứa trẻ không có chế độ sinh hoạt điều độ thì trong tương lai gần họ có nhiều khả năng họ sẽ trở thành người béo phì.
Ngay cả với các nước giàu thì nền kinh tế cũng mất đi một lượng tiền đáng kể. Các chi phí dành cho tình trạng khuyết tật, chết sớm, chăm sóc sức khỏe cao hơn và quan trọng là thiếu hụt năng suất lao động. Chính phủ cũng sẽ thay đổi một số chi phí, trợ cấp.
Béo phì làm gia tăng các bệnh như tim mạch, bệnh phổi, tiểu đường và một số bệnh ung thư do lối sống không lành mạnh.
Giải pháp mà chính phủ Anh đưa ra là kiểm soát khẩu phần đồ ăn nhanh, đánh thuế chất béo và thuế đường cao hơn. Chương trình quản lý trọng lượng và các bài tập thể dục tại nơi làm việc cũng được đề xuất.
Nhóm chuyên gia của McKinsey đã đưa ra chương trình giảm béo với các bước tuân thủ quy định và sẽ sàng lọc các cách thức tốt nhất để nhân rộng. Thay vì phải trả tiền một cách vô tận vào đống hóa đơn y tế liên quan đến béo phì, hãy coi chế độ ăn uống và hoạt động thể chất là đầu tư, và chúng ta sẽ có sức khỏe tốt cho cuộc sống lâu dài.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.