(HNM) - Gần đây, có nhiều ý kiến về việc các tuyến đường dẫn vào cửa ngõ Thủ đô xuất hiện khói bụi do người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch. Việc làm này gây ô nhiễm môi trường, có thể gây các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Khi cắt lúa, chúng ta để rạ dài hơn ở trên mặt ruộng. Sau đó cày xới đất lên, rơm rạ được vùi trong đất, sẽ mục nát, tạo thành phân hữu cơ. Chất hữu cơ này được tái sử dụng để trồng lúa, tạo vòng tuần hoàn khép kín cải tạo đất hiệu quả. Một cách tận dụng khác là dùng rơm rạ phơi khô tích trữ làm thức ăn cho trâu, bò trong vụ đông. Vì rơm rạ có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên cần ủ với nước và lượng urê phù hợp để tăng chất dinh dưỡng cho trâu, bò. Ngoài ra, rơm rạ dùng để trồng nấm, tạo hiệu quả kinh tế cao. Bã rơm rạ từ trồng nấm có thể tận dụng để bón cho cây, hoa màu...
Thiết nghĩ, nếu áp dụng các cách nêu trên sau các vụ thu hoạch lúa không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.