(HNMO) - Một bức tranh trị giá như một nghìn lời viết, nhưng không phải tất cả hình ảnh được tạo ra giống nhau. 30 bức ảnh dưới đây được ghi lại bởi nhiều nhiếp ảnh gia, phóng viên trên khắp thế giới và được các hãng tin lớn nước ngoài chọn lựa. Đó là những hình ảnh tự nhiên, thảm họa thiên tai hay chiến tranh... có thể làm ám ảnh nhiều người nhưng lại lột tả chân thực nhất về cuộc sống, về con người, về những khoảnh khắc đáng nhớ nhất hoặc tồi tệ nhất của cuộc sống đương đại. Bored Panda, một blogger người Mỹ, viết: "Có thể đau đớn, có thể gục ngã, nhưng những bức ảnh này đều đem đến cho chúng ta hình dung về những trải nghiệm tồi tệ nhất đã từng xảy ra với hàng triệu người. Tất cả các bức hình đều nhắc chúng ta nhớ rằng, sau thiên tai thế giới sẽ tốt dần hơn nếu lòng thương, tình bác ái và sự sẻ chia là thứ luôn sẵn sàng để được trao đi".
Một cậu bé đang đối mặt với cái chết vì đói và một nhà truyền giáo ở Uganda. (Ảnh: Mike Wells)
Một cơn bão bụi khổng lồ bao trùm thành phố Phoenix, Arizona, Mỹ.
Bác sỹ và các trợ lý mệt mỏi sau một ca phẫu thuật ghép tim thành công kéo dài 23 giờ. (ảnh: James Stanfield)
Bức ảnh đoạt giải WorldPress Photo năm 1993. Những cậu bé giương cao súng đồ chơi trong một cử chỉ thách thức ở Palestine. (ảnh: Larry Towell)
Diego Frazão Torquato, 12 tuổi, người Brazil chơi violon trong đám tang của thầy mình. Bằng âm nhạc,, người giáo viên đã giúp cậu thoát khỏi đói nghèo và bạo lực.
Những người theo đạo Kitô bảo vệ người Hồi giáo trong một cuộc cầu nguyện giữa năm 2011 khi xung đột tại Cairo, Ai Cập, đang lúc cao trào.
Nhân viên cứu hỏa cho một con gấu koala uống nước khi đám cháy rừng dữ dội xảy ra ở tiểu bang Victoria, Australia năm 2009.
Người vô gia cư Ấn Độ chờ đợi để nhận thức ăn miễn phí ở bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo Eid al-Fitr, New Delhi.
Nữ quân nhân Terri Gurrola đoàn tụ với con gái sau khi phục vụ tại Iraq 7 tháng. (ảnh: Louie Favorite)
Người đàn ông nhảy khỏi toà nhà WTC khi nó bị chiếc máy bay đâm vào ngày 9/11/2001. (Ảnh: Richard Drew)
Người cha nghiện rượu và con trai.
Cặp vợ chồng ôm nhau chết trong vụ sập nhà máy ở Banglasdesh. (ảnh: Taslima Akhter)
Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1991. Trung sĩ người Mỹ Ken Kozakiewicz (23 tuổi) khóc bên cái túi đựng xác dưới chân mình có chứa hài cốt của đồng đội. (ảnh: David Turnley)
Cậu bé 5 tuổi thản nhiên hút thuốc lá trong dịp đón năm mới 2006 ở St. Jacques, Perpignan, miền nam nước Pháp, nơi phổ biến tình trạng trẻ em hút thuốc lá. (ảnh: Jesco Denzel)
Hhaing The Yu, một chàng trai 29 tuổi ôm mặt khóc nức nở giữa đống hoang tàn, dưới cơn mưa tại Rangyoon, thành phố lớn nhất Myanmar sau khi cơn siêu bão Nargis quét qua vào tháng 5/2008, làm chết 90.000 người và hơn 56.000 người mất tích, thiệt hại lên đến hơn 10 tỷ USD.
Con chó có tên là "Leao" đã ngồi hai ngày liên tiếp tại ngôi mộ của chủ mình, người đã chết trong thảm họa lở đất gần Rio de Janiero vào năm 2011. (ảnh: Vanderlei Almeida / Getty Images)
"Hãy chờ con", Claude P. Dettloff ở New Westminster, Canada, ngày 1/10/1940. (ảnh: Claud Detloff)
Cựu chiến binh Nga cuối cùng đã tìm thấy chiếc xe tăng cũ đã gắn bó với ông trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 tại một thị trấn nhỏ của Nga, nơi nó được trưng bày như một chứng tích.
Binh lính Nga chuẩn bị cho trận Cuốc-xcơ, tháng 7/1943. (ảnh: Shirak Karapetyan-Milshtein)
Bức ảnh nổi tiếng về người đàn ông trở thành anh hùng khi đội chiếc rổ lên đầu để cứu sống những chú mèo trong trận lụt lịch sử tại thành phố Cuttack, Ấn Độ năm 2011. (ảnh: Biswaranjan Rout/AP)
Người đàn ông Afghanistan mang trà cho một người lính Mỹ. (ảnh: Rafiq Maqbool)
Một binh sỹ Nga chơi cây đàn piano bị bỏ lại ở Chechnya năm 1994.
Súng và hoa. (ảnh: Bernie Boston)
Cảnh tượng một cô gái ngồi than khóc giữa đống đổ nát ở tỉnh Natori, Nhật Bản sau khi thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra ở quốc gia này vào tháng 3/2011 đã trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng về cơn đại nạn lịch sử của đất nước mặt trời mọc.
Zanjeer, con chó cứu hàng ngàn sinh mạng trong vụ đánh bom Mumbai, Ấn Độ, tháng 3/1993 bằng cách phát hiện một số lượng hơn 3.329 kg chất nổ RDX, 600 kíp nổ, 249 lựu đạn và 6406 viên đạn. Chú chó đã được chôn cất với nghi thức trang trọng khi chết vào năm 2000. (ảnh: STR News/Reuters)
Anh em Nguyễn Văn Chuối (26 tuổi) và Nguyễn VănTrọng (22 tuổi) bị ảnh hưởng chất độc da cam hơn 30 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Quân đội Mỹ đã rải khoảng 20 triệu lít chất độc da cam từ năm 1961 đến năm 1971 trên khắp Việt Nam. Kết quả là nhiều trẻ em Việt Nam đã bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và mắc hội chứng Downs.
Scott Jones, chàng trai người Australia, hôn cô bạn gái người Canada, Alex Thomas, sau khi cô đã bị ngã xuống mặt đất trước lá chắn của một sĩ quan cảnh sát trong một cuộc bạo động ở Vancouver, British Columbia, Canada. (Getty Images / Rich Lam)
Mihag Gedi Farah, một đứa trẻ bảy tháng tuổi, được mẹ chăm sóc trong một bệnh viện dã chiến trong thị trấn Dadaab, Kenya, sau khi thoát khỏi cái chết vì nạn đói. (AP/Schalk Văn Zuydam)
Một người phụ nữ bám lấy cột báo hiệu đường phố để khỏi bị cuốn trôi trong trận lụt ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan năm 2011. Trận lũ lụt tồi tệ nhất ở Thái Lan khiến hơn 300 người tử vong, hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính lên tới hơn 5 tỷ USD.
Bức tường trong một phòng khí độc tại nhà tù ở Áo dưới thời phát xít Ảnh: (Kligon5)
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.