Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhận việc khó mà làm

Nữ Quỳnh| 09/06/2011 07:01

(HNM) - Mấy ngày qua, dư luận lại thêm lần ngỡ ngàng trước


Theo đề xuất này thì sẽ có thêm phí được quyền mua ôtô, xe máy, bên cạnh các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT như hiện nay, với mức thu từ 3 đến 10 lần giá trị xe. Mức phí được căn cứ vào giá trị xe và đối tượng khách mua hàng. Riêng đối với các dòng xe bình dân, lưu hành tại các vùng nông thôn thì VAFI kiến nghị chưa áp dụng. Đối với các dòng xe xa xỉ, đắt tiền lưu hành tại các thành phố lớn và là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông đánh phí thật cao, thậm chí đến 10 lần giá trị xe.

Lập luận của VAFI là, với các sắc thuế hiện hành nếu áp dụng hết khung thì cũng không thể chặn được tình trạng nhập khẩu ngày càng gia tăng. Còn áp dụng "độc chiêu" này thì có thể gần như hoàn toàn ngăn chặn được việc sử dụng xe xa xỉ, đắt tiền, và có thể giảm 1/2 tổng giá trị nhập khẩu phụ tùng, linh kiện, xe nguyên chiếc. Tất nhiên, chặn nguồn cũng sẽ làm giảm phương tiện cá nhân, phát triển giao thông công cộng.

Khi ấy dĩ nhiên chẳng người dân nào mua được. Chính quyền "nhẹ tênh", khỏi phải lo nghĩ cách quản lý.

Tất nhiên, có rất ít người tin ý tưởng ngộ nghĩnh này sẽ được thông qua. Song điều mà người dân quan tâm chính là sự lúng túng và ngây ngô, hoặc là thiếu trách nhiệm của một số cơ quan quản lý. Chỉ cách đây ít lâu, công luận cũng đã thêm một lần xôn xao về việc chính quyền TP Hồ Chí Minh định "mượn" ý tưởng hạn chế phương tiện giao thông vào trung tâm bằng việc quy định xe biển chẵn đi ngày chẵn, xe biển lẻ đi ngày lẻ. Đề xuất này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của dư luận, và đến nay coi như đã "chết yểu".

Trở lại câu chuyện thu phí "quyền mua xe". Chưa bàn đến việc VAFI lấy kinh nghiệm này từ đâu. Nhưng với điều kiện của nước ta, dù số lượng ô tô cá nhân những năm gần đây có tăng cao, song chắc chắn chưa phải là một nước giàu về loại phương tiện này. Thực tế, cả nước mới có hơn 1,8 triệu ô tô nên chưa phải là quá nhiều. Đó là chưa tính tới việc làm ảnh hưởng tới quyền được sở hữu tài sản hợp pháp của công dân. Bởi nếu áp dụng theo cách thức này thì giá một chiếc xe máy sẽ trở thành một chiếc ô tô, còn chiếc ô tô có thể thành máy bay… Tức là ngoài khả năng của đại bộ phận nhân dân.

Một nguyên tắc tối quan trọng trong việc hoạch định chính sách chính là tính khả thi. Chỉ có khả thi mới mang lại hiệu quả, và chỉ có khả thi mới được người dân chấp nhận. Tư duy "không quản được thì cấm" vốn đã từng tồn tại ở một số lĩnh vực và đã không mang lại hiệu quả, thậm chí còn làm thiệt hại không ít đến kinh tế - xã hội. Còn nhớ khi có quy định người Hà Nội chỉ được đăng ký một xe máy, người dân khi ấy đã chuyển về các địa phương đăng ký, rồi xe "biển lạ" lại ùa về Hà Nội khiến cho việc quản lý càng thêm rắc rối.

Có thể khẳng định, xây dựng chính sách là để phục vụ nhân dân, phát triển đất nước. Và bản lĩnh của cơ quan công quyền là nhận lấy việc khó mà làm, nhường cái dễ, cái tiện cho người dân chứ không nên làm ngược lại. Không thể chấp nhận bất kỳ "sáng kiến" nào kéo lùi sự phát triển chung của xã hội. Tức là đề xuất một vấn đề gì chúng ta cũng cần phải cân nhắc, tính tới điều kiện cụ thể của đất nước chứ không nên lười nhác, áp đặt bằng các bê nguyên mẫu của các nước khác vào nước mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhận việc khó mà làm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.