Đó là lời tâm sự tự đáy lòng của ông Ama Tâm, Trưởng buôn Ea Mdroh, xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk, một trong những đại biểu người dân tộc thiểu số tham dự Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Đăk Lăk lần thứ XIV diễn ra trong 3 ngày 12,13,14-12 tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột - Ảnh: Viết Thành
Là một tỉnh có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của cả vùng Tây Nguyên; từ đó, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, 30 năm qua, đặc biệt là 20 năm đổi mới, Đăk Lăk đạt được những thành tựu hết sức to lớn cả về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. 5 năm (2001-2005), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Đăk Lăk đã phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh CNH-HĐH theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và phát huy thế mạnh cây cà phê, trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả vùng. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 8,05%; trong đó nông - lâm nghiệp tăng 4,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,3% và thương mại - dịch vụ tăng 17,07%. Quy mô, chất lượng của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên. Năm 2005, giá trị sản xuất cả tỉnh đạt 7.800 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 4,55 triệu đồng/năm, vượt 10% so với kế hoạch. Đặc biệt, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, với 166 nghìn hécta cà phêcủa cả tỉnh, chiếm sản lượng khoảng 300 nghìn tấn và với 16 doanh nghiệp trung ương, địa phương tham gia kinh doanh xuất khẩu đã dần dần khẳng định được chỗ đứng củamình và có mặttạithịtrườngcủa 52 nước trên thế giới. Sự kiện cà phê Buôn Ma Thuột chính thức được đăng bạ Tên gọi xuất xứ hàng hóa vào tháng 10-2005 vừa qua càng khẳng định vị thế của cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong những ngày diễn ra lễ hội cà phê, tỉnhĐăk Lăk cũng đã khởi công xây dựng Chợ giao dịch cà phê với hệ thống máy tính nối mạng giao dịch trực tiếp với thị trường Luân Đôn, tạo đà cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đến Đăk Lăk hôm nay có thể nhận rõ sự đổi thay nhanh chóng của vùng đất Tây Nguyên mang đậm dấu ấn lịch sử này, trong đó có chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3-1975 đã đi vào huyền thoại. Sự đổi thay rõ nét thể hiện ở bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng khởi sắc, chất lượng cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa có những bước chuyển biến rõ rệt. Hiện Đăk Lăk đã có trên 90% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 82% hộ có điện; sự nghiệp y tế, giáo dục được quan tâm và phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng;đời sống văn hóa mang đậm bản sắc được bảo tồn và phát huy. Đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của người Êđê, Xê đăng, M’ nông, Vân Kiều..., đem đến một không gian văn hóa đặc sắc Tây Nguyên và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Ông Ama Kim, người Ê đê, một nghệ nhân đánh chiêng của đội chiêng buôn Kôsier, thành phố Buôn Ma Thuột khẳng định: ‘’Nhờ ơn Đảng, văn hóa cồng chiêng đã được bảo tồn, trong đó có chiêng Ê đê của chúng tôi. Tôi và các thành viên đội chiêng buôn Kôsier rất vui sướng trước sự kiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và đã mang cả niềm vui sướng này vào lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột vừa rồi’’. Đáng chú ý, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Trung ương và Đảng bộ tỉnh, đến nay, Đăk Lăk tiếp tục duy trì được sự ổn định chính trị và TTATXH, tạo môi trường ổn định cho kinh tế phát triển.
Tuy đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng cơ bản Đăk Lăk vẫn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ lẻ, kể cả công nghiệp chế biến nông sản. Nhiều vấn đề xã hội cần được tập trung giải quyết; nhất là về chất lượng y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo... Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác cán bộ và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục theo đuổi những âm mưu và tiến hành các hoạt động thâm độc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị trên địa bàn Tây Nguyên. Tất cả những khó khăn và thách thức trên đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dântỉnh Đăk Lăk cần tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện nhất quán chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; củng cố phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở; đẩy mạnh công tác quần chúng, đi sâu, đi sát kịp thời và chăm lo chu đáo đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc; chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hơn... đưa Đăk Lăk phát triển nhanh và bền vững.
Trăn trở với sự nghiệp phát triển Tây Nguyên, Bí thư TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh, trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đăk Lăk nói riêng luôn đoàn kết một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, làm nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới Tây Nguyên nói chung,Đăk Lăk nói riêng và dành không ít nguồn lực cho khu vực này. Trong những năm tới, Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk cần phát huy cao độ sự năng động sáng tạo, ra sức tìm tòi những biện pháp thích hợp để phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và TTATXH; để Đăk Lăk phát triển xứng với vị thế và tiềm năng là trung tâm kinh tế, chính trịcủa cả vùng cao nguyên bao la và trù phú này.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.