(HNMO) - Ngày 8-9, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển tổ chức buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, cần nhìn nhận khách quan các dự án thực hiện theo hình thức BOT (Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) là xu hướng phát triển, có yếu tố tích cực, trong đó, dự án BOT giao thông mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách trong phê duyệt dự án, kêu gọi đầu tư, quy trình thực hiện ở Việt Nam có thực trạng biến tướng dẫn đến làm sai lệch, méo mó. Do đó cần phải nhận diện, đánh giá, trên cơ sở đó có tiếng nói giúp Chính phủ căn chỉnh lại.
Bên cạnh đó, một trong những rủi ro mà các dự án BOT tại Việt Nam đang mắc phải là việc lựa chọn chủ đầu tư, nhà thầu thông qua chỉ định thay vì đấu thầu công khai, dẫn đến có trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thiếu kinh nghiệm, hạn chế về năng lực tài chính. Ngân hàng cũng phải gánh chịu rủi ro khi cho vay dự án BOT vì dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thấp trong khi lãi huy động cao, khoản vay không được bảo lãnh.... Để khắc phục tình trạng này nên áp dụng hình thức đấu thầu công khai và báo cáo tài chính của các nhà đầu tư phải có kiểm toán độc lập, việc thẩm định khả năng tài chính của nhà đầu tư cần thực hiện chặt chẽ, khách quan...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.