Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hiệu quả từ hoạt động tuyên truyền

Thanh Hiền| 15/06/2016 07:56

(HNM) - Sau hơn 6 năm triển khai, cuộc vận động (CVĐ)


Đánh giá của Bộ Công thương cho thấy, hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối, không chỉ của DN bán lẻ trong nước, mà cả DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (tỷ trọng hàng sản xuất ở Việt Nam bán ra tại các cơ sở này chiếm khoảng 90%). NTD Việt Nam đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về mục đích, ý nghĩa của CVĐ và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay cho việc mua sắm hàng ngoại đã tồn tại lâu nay. Tại các vùng nông thôn, người dân đã dần quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước. Các DN sản xuất cũng không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của NTD.

Hàng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng. Ảnh: Giang Sơn



Chia sẻ về việc triển khai CVĐ trên địa bàn TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ của thành phố Lê Thị Kim Oanh cho biết, từ đầu năm đến nay, công tác tuyên truyền CVĐ được các đơn vị thành viên triển khai tích cực với nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Ban Chỉ đạo TP Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức về quyền lợi NTD và Luật Bảo vệ NTD; phổ biến cho NTD cách nhận biết chất lượng sản phẩm; tuyên truyền DN, tập thể, cá nhân thực hiện tốt CVĐ; kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai…

Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức biên soạn, in hàng chục nghìn cuốn tài liệu "Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam bằng uy tín, chất lượng sản phẩm". Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đã có hàng trăm tin, bài được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cơ quan truyền thông đã mở các chuyên mục "Tự hào hàng Việt Nam" nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về CVĐ. Qua đó, CVĐ đã tạo sức lan tỏa, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu dùng của người dân Thủ đô. Các DN trên địa bàn đã tích cực hưởng ứng CVĐ, chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ, áp dụng khoa học quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp để nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo sự đa dạng mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành, coi trọng khách hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm, từng bước thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, Sở Công thương Hà Nội đã ban hành, triển khai các kế hoạch của ngành với mục tiêu chuẩn bị tốt nhất điều kiện để mọi người dân trên địa bàn thành phố được tiếp cận với các mặt hàng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả ổn định; tổ chức hội nghị với 30 quận, huyện, thị xã và DN, ban quản lý chợ trên địa bàn để quán triệt và triển khai các kế hoạch nhằm đẩy mạnh thực hiện CVĐ… Tuy nhiên, vẫn còn một số DN chưa quan tâm đến thông tin tuyên truyền, quảng bá đến NTD, bảo vệ thương hiệu nhãn mác của sản phẩm, hàng hóa.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của CVĐ và đề án "Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ", hướng tới mục tiêu 100% người dân và DN trên địa bàn biết đến CVĐ, Ban Chỉ đạo CVĐ TP Hà Nội sẽ tập trung vào các hoạt động như đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động để NTD trong nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của DN Việt Nam. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội nhận thức đúng yêu cầu của CVĐ để mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng kinh phí từ ngân sách. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động DN Việt Nam nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Xây dựng chuyên trang "Tự hào hàng Việt Nam" nhằm tạo điều kiện cho các DN có cơ hội tuyên truyền, quảng bá về những sản phẩm chất lượng cao trong nước đã sản xuất được; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài tiêu dùng hàng Việt Nam…

Sở Công thương Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai chương trình liên kết công nghiệp, thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước; tạo điều kiện để DN các tỉnh bạn tham gia các kỳ hội chợ tại Hà Nội; phối hợp với các ngành chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật bản đồ số về mạng lưới phân phối hàng Việt; ứng dụng thương mại điện tử, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị… phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để người dân kinh doanh, mua sắm...



(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả từ hoạt động tuyên truyền

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.