Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước

Hà Phong| 31/07/2018 18:02

(HNMO) - Tại cuộc tọa đàm với chủ đề

Sau điều chỉnh địa giới, thành phố có quy mô diện tích, dân số lớn và số lượng đơn vị hành chính tăng nhiều (tăng hơn 2 lần đơn vị cấp huyện); có không ít vùng đồi núi, xa trung tâm chưa phát triển, kết cấu dân cư có nhiều khác biệt (dân cư đô thị, nông thôn, miền núi và có đồng bào dân tộc thiểu số...); tỷ trọng nông nghiệp, dân số khu vực nông thôn lớn; sự chênh lệch về mức độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền khá lớn; nhiều khu vực có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa phát triển; đời sống của một bộ phận nhân dân vùng xa trung tâm, vùng miền núi còn khó khăn...


Song, theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, với ý thức trách nhiệm trước trung ương và nhân dân cả nước, ngay từ những ngày đầu triển khai Nghị quyết 15 của Quốc hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, đã xác định quyết tâm thực hiện nghị quyết với phương châm, “Đoàn kết - Hợp tác - Trách nhiệm” và tinh thần, tất cả vì công việc chung, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Đến nay, sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo Thủ đô bước đầu có nhiều thay đổi mạnh mẽ.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 7,41%/năm, là một trong 2 đầu tàu kinh tế của cả nước. Quy mô GRDP năm 2017 gấp 1,9 lần so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năm 2017 đạt 3.910 USD/người, gấp 2,3 lần so với năm 2008.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển. Đến nay, Hà Nội có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định với 629 dự án đầu tư, doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD (tăng 2,5 lần so năm 2008), nộp ngân sách tăng 3,3 lần so với năm 2008. Có 43 cụm công nghiệp đã được đầu tư, lấp đầy và hoạt động ổn định. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề được khuyến khích phát triển. Đến nay, trên địa bàn có 1.350 làng nghề và làng có nghề (tăng 70 làng so với năm 2010)... Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị... cũng đạt được những kết quả tích cực.

Tuy vẫn còn một số hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, nhưng có thể khẳng định sau 10 năm hợp nhất, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.