Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hà Nội cũng có “vùng sâu”

Đức Huy| 13/10/2011 06:39

(HNM) - Lại vừa xuất hiện thêm một


Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn, nhà thầu thi công xây dựng là Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vinaconex - Alphanam. Tòa nhà này khởi công từ năm 2009 và nay đã hoàn thiện phần thô, dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm nay. Nhưng ngày 11-10 vừa qua, công trình đã buộc phải ngừng thi công. Theo quyết định của Thanh tra Bộ Xây dựng, chủ đầu tư bị phạt 500 triệu đồng, nhà thầu xây dựng bị phạt 30 triệu đồng - đây là những mức phạt cao nhất theo Nghị định 23/2009 của Chính phủ đối với những công trình không có giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. Theo cơ quan chức năng, chỉ khi nào có giấy phép xây dựng thì tòa nhà mới được tiếp tục thi công.

Tuy nhiên, chuyện là ở chỗ gần hai năm qua, một công trình đồ sộ, hoành tráng, cao tới 21 tầng, không hề có giấy phép xây dựng mà vẫn có thể hoàn thành việc xây thô. Không lẽ chuyện đó như "cái kim trong bọc" nên chính quyền và lực lượng quản lý ở địa phương không hay biết? Theo Thanh tra quận Thanh Xuân, năm 2010, cơ quan này đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công cho tới khi đủ thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên trên thực tế, công trình vẫn tiếp tục được xây dựng. Ông Trịnh Bá Uy, Chánh Thanh tra quận Thanh Xuân cho biết: "Chúng tôi đã cắt điện, nước vào công trình, song họ vẫn chạy máy phát điện để thi công". Thế là cơ quan quản lý cơ sở đành… bó tay. "Quả bóng" trách nhiệm được đẩy lên cho Sở Xây dựng và UBND thành phố. Tiếp đó, Thanh tra Bộ Xây dựng phải vào cuộc và tới ngày 11-10 thì công trình mới tạm nghỉ… "giải lao" như đã nêu trên.

Biện minh cho việc cấp cơ sở xử lý không dứt điểm, ông Trịnh Bá Uy cho rằng, chủ đầu tư chưa xin phép xây dựng do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế sử dụng đất. Song trước đó, công trình đã được cơ quan chức năng cho phép xây hạ tầng và móng, có nghĩa là xét góc độ nào đó là đã cho phép xây dựng. Nếu suy nghĩ như ông Uy, chẳng lẽ nên cải cách thủ tục hành chính, một số công trình cần bỏ bớt việc cấp phép xây dựng mà chỉ cần cấp phép xây hạ tầng và móng là đủ (?)

Từ vụ việc vi phạm trên, nhìn nhận một cách nghiêm túc phải thấy rằng, lực lượng chức năng ở cơ sở (phường, quận) chưa làm hết trách nhiệm. Việc thiếu kiên quyết, làm cho có làm, các quyết định xử lý, yêu cầu dừng thi công ban hành như để hoàn thiện hồ sơ theo dõi, đã dẫn đến thái độ "nhờn" luật của những chủ thể vi phạm. Vậy nên trong thời gian dài, ở cơ sở, cả lực lượng chức năng và các hộ dân hay các chủ đầu tư xây dựng đều mong muốn các vụ việc vi phạm được xử lý bằng cách "phạt cho tồn tại" để các bên… cùng có lợi (?). Cách làm đó đã dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt công trình xây dựng không phép, sai phép. Điểm lại như tháng 3-2011, tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), một tòa chung cư xây trái phép bị phát hiện. Trong khi lực lượng chức năng đang thanh tra và ra văn bản xử lý sai phạm thì công trình này đã kịp xây tới tầng 7. Hay tại phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân), hồi cuối tháng 5 vừa qua, từ đơn kiện của một gia đình về việc hàng xóm xây dựng công trình đè lên hệ thống thoát nước, lấn chiếm khoảng không, mới phát hiện ra một ngôi nhà 8 tầng xây dựng trái phép…

Không biết vì sao những vụ việc xây dựng không phép như tòa nhà Sakura lại có thể tồn tại lâu đến như vậy? Phải chăng Hà Nội cũng có những "vùng sâu”, “vùng xa” mà cán bộ quản lý cơ sở không thể đến nên không thể biết, không thể xử lý triệt để?

Chắc chắn không thể có chuyện họ không nắm sát tình hình địa bàn, nhưng làm như thế nào, xử lý ra sao trong từng vụ việc cụ thể thì lại là chuyện khác, bởi có những vấn đề "tế nhị" ai cũng hiểu, nhưng rất khó nói ra.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cũng có “vùng sâu”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.