Các nhà nghiên cứu cho hay hầu hết các lục địa của trái đất sẽ chập vào ở một vị trí trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương trong 50-200 triệu năm tới. Châu Mỹ và Á Âu sẽ đâm vào nhau tại Bắc Cực, theo các nhà khoa học tại Đại học Yale (Mỹ).
Châu Mỹ và châu Á sẽ đâm vào nhau thành siêu lục địa Amasia. |
Châu Mỹ và Á Âu sẽ đâm vào nhau tại Bắc Cực, theo các nhà khoa học tại Đại học Yale (Mỹ). Họ cũng dự đoán rằng châu Phi và Australia sẽ gia nhập “siêu lục địa” mới, vốn đánh dấu sự hợp nhất tiếp theo của các vùng đất đai rộng lớn trên trái đất.
Các lục địa được tin là hợp nhất lần gần đây nhất cách đây 300 triệu năm thành một siêu lục địa tên gọi Pangaea.
Các vùng đất đai rộng lớn của trái đất vẫn liên tục chuyển động khi hoạt động kiến tạo xảy ra. Điều này tạo ra các khu vực như sống núi giữa Đại Tây Dương (Mid-Atlantic Ridge), nơi Iceland hình thành, và các khu vực như ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, nơi một mảng kiến tạo chồm lên mảng khác.
Các nhà địa chất học tin rằng, qua hàng tỷ năm, những mảng kiến tạo dịch chuyển này đã đưa các lục địa lại gần nhau theo định kỳ, tạo ra các siêu lục địa giả thuyết như Nuna - 1,8 tỷ năm trước, Rodinia - 1 tỷ năm trước và Pangaea - 300 triệu năm trước.
Siêu lục địa tiếp theo được đặt tên là Amasia, khi nó được dự đoán sẽ liên quan tới hợp nhất của châu Mỹ và châu Á.
Điều mà các nhà nghiên cứu đặt kế hoạch cần làm dự đoán khi nào và ở đâu siêu lục địa Amasia sẽ hình thành bằng cách xem lại nơi các siêu lục địa xuất hiện trước đó.
“Chúng ta đều khá quen với khái niệm Pangaea, nhưng không có nhiều thông tin thuyết phục cho thấy các siêu lục địa hình thành thế nào”, Ross Mitchell, từ Đại học Yale, nói.
“Trong dự đoán của chúng tôi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ hợp nhất khi biển Caribê không còn. Biển Bắc Cực cũng sẽ biến mất, khi đó châu Mỹ và châu Á sẽ chập vào nhau”, nhà nghiên cứu Mitchell nói thêm.
Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, châu Mỹ ở vị trí mới sẽ nằm trong “Vành đai lửa” Thái Bình Dương. Châu Âu, châu Phi và Australia được dự đoán sẽ sáp nhập vào lục địa mới, và chỉ có Nam Cực là không bị sáp nhập.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.