Chính sách bỏ cước dịch vụ chuyển vùng được bàn thảo từ lâu, nhưng chỉ thành hiện thực khi Viettel mở màn chính sách này ở Đông Dương để người dùng được giảm tới hơn 13 lần giá cước thoại, giảm 160 lần cước data, cước tin nhắn giảm gần 10 lần.
Trụ sở Unitel. |
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS) vào chiều 30-3, đã có các phiên thảo luận chuyên đề với ba chủ đề chính: Phát triển cơ sở hạ tầng và tài chính cho cơ sở hạ tầng; Ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS; GMS và thương mại toàn cầu.
Hạ tầng đi trước một bước
Tại phiên thảo luận chuyên đề phát triển cơ sở hạ tầng và tài chính cho cơ sở hạ tầng, các đại biểu tập trung giải quyết những câu hỏi đặt ra như: Chính phủ cần làm gì để khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng; Cơ chế tài chính khả thi cho các dự án hạ tầng; Đổi mới đối tác công tư để phát triển cơ sở hạ tầng...
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng trong các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong, ngoài Trung Quốc và Thái Lan có cơ sở hạ tầng phát triển thì Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.
“Nền kinh tế chỉ có đủ điều kiện phát triển khi có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ. Vì vậy, Việt Nam nhất quán từ cấp trung ương đến địa phương, dành nhiều nguồn lực và ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế” - ông Nguyễn Văn Thể nói. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bày tỏ mong muốn các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư… sẽ cùng đồng hành giúp Việt Nam sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.
Đồng tình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel (Viettel) Lê Đăng Dũng đã có bài trình bày trong đó nhấn mạnh viễn thông có tầm quan trọng không thể phủ nhận đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ông Dũng cho biết Viettel còn tạo ra một cuộc cách mạng về giá cước viễn thông quốc tế khi khách hàng Viettel tại ba nước này liên lạc với nhau có mức cước chuyển vùng quốc tế (roaming) tương đương mức cước trong nước. Viettel sắp tới cũng sẽ khai trương ở Myanmar, cam kết sẽ có giá cước roaming với ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam tương đương mức cước nội địa.
Ông Lê Đăng Dũng bày tỏ hy vọng, tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS6 lần này, lãnh đạo các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong sẽ cùng thảo luận để có thể tạo điều kiện hướng tới một khu vực “kết nối phẳng” về viễn thông, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn vùng.
“Cước phẳng” – khó cho nhà mạng, lợi cho đất nước
Trên thực tế, ý tưởng bỏ cước roaming trong các khu vực để người dân, doanh nghiệp trong các khối kinh tế được hưởng lợi và thúc đẩy kết nối tăng trưởng kinh tế đã được bàn thảo khá lâu tại nhiều khu vực trên thế giới. Đến năm 2013, Bộ trưởng Công nghệ thông thông tin và Truyền thông các nước ASEAN chính thức thảo luận về chính sách miễn cước roaming để tiến tới mở rộng áp dụng cho các dịch vụ kết nối khác trong khu vực.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Công nghệ thông thông tin và Truyền thông Indonesia Tifatul Sembiring chia sẻ: “Mục tiêu là công dân ASEAN không cần phải trả phí chuyển vùng, khi thực hiện cuộc gọi trong phạm vi các nước ASEAN. Chính sách sẽ làm lợi cho người dân ASEAN nhờ chi phí liên lạc rẻ hơn. Hy vọng việc tạo ra khu vực “cước phẳng” sẽ được tiến hành từ năm 2014”.
Viettel góp phần để mọi người dân Việt Nam đều sử dụng được dịch vụ viễn thông |
Mạng Metfone tại Combodia |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.