(HNMO) - Nhiều hình ảnh, bản đồ, bản vẽ về thành Thăng Long xưa qua nguồn tài liệu Châu bản triều Nguyễn kết hợp với tài liệu tiếng Pháp đang được trưng bày ở triển lãm "Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời" tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Triển lãm "Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời" được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2004 - 23/11/2019).
Triển lãm lần đầu tiên khai thác sự đa dạng, phong phú của nguồn tài liệu Châu bản triều Nguyễn kết hợp với tài liệu tiếng Pháp gồm hình ảnh, bản đồ, bản vẽ về thành Thăng Long - Hà Nội, nhằm phản ánh khái quát, sinh động, chân thực về quá trình xây dựng, thay đổi cấu trúc không gian thành Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802-1897.
Triển lãm gồm 2 chủ đề: Nhà Nguyễn với thành Hà Nội và người Pháp với thành Hà Nội.
Vua Gia Long cho xây các cửa thành Hà Nội, mỗi cửa có dựng bia (năm 1805).
Sơ đồ đánh dấu sự chuyển đổi của thành Hà Nội từ năm 1883 đến 1888.
Đoan Môn được chỉnh trang thành nơi ở của lính Pháp cuối thế kỷ XIX.
Kỳ Đài biến thành tháp canh của Pháp cuối thế kỷ XIX.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” (phiên bản).
Bộ văn phòng tứ bảo gồm: Bút lông, mực son, nghiền mực, gác bút, giấy dó…
Bản vẽ thành Hà Nội với sơ đồ chỉ định đất quân sự và đất nhượng cho thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/5.000 được Tổng Tư lệnh Pháp ở Đông Dương phê chuẩn ngày 14-2-1894.
Hợp đồng phá hủy thành Hà Nội ngày 1-11-1897.
Toàn bộ bức tường thành và khu vực phía Tây thành Hà Nội đã bị phá hủy (năm 1897).
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.