(HNMO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì cuộc họp cho biết, đại lễ sẽ diễn ra trong vòng 1 tuần, bắt đầu từ sáng 27-7 và kéo dài tới đêm 2-8 sắp tới với liên tục các sự kiện. Trong đó, sự kiện chính là khai mạc Đại lễ Phật giáo chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được tổ chức vào ngày 28-7, truyền hình trực tiếp trên VTV1 và VTV4 để giới thiệu cho đông đảo đồng bào, Phật tử trong và ngoài nước.
Trước đó, vào ngày 27-7, sẽ có một sự kiện đặc biệt được nhiều người dân mong đợi, do chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức là lễ rước long vị vua Lý Thái Tổvà các bậc danh tăng ở Việt Nam từ khu di tích Đền Đô (Từ Sơn-Bắc Ninh), nơi phát tích các triều đại nhà Lý về chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) để bái yết Quốc sư Vạn Hạnh, sau đó rước tiếp về an vị tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Theo thượng tọa Thích Gia Quang, đây là lễ rước được Giáo hội Phật giáo Việt
Vào đêm 31-7, còn có lễ phóng hoa đăng cầu quốc thái dân an tại sân khấu nổi trên Hồ Tây, cạnh chùa Trấn Quốc và thực hiện cầu truyền hình trực tiếp giữa 3 thủ đô là Hà Nội-Paris (Pháp) và Vientiane (Lào) với chủ đề “Hòa điệu văn hóa, khát vọng hòa bình” để giúp kiều bào, Phật tử ở các đầu cầu có điều kiện tìm hiểu thêm về sự kiện 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng như lịch sử đồng hành của Phật giáo Việt Nam với lịch sự của dân tộc. Đêm 1-8, ngay tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ có chương trình lễ hội hoa đăng và giao lưu nghệ thuật “Dấu ấn thời gian” được truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4 và hàng loạt chương trình phụ họa khác được tổ chức liên tục trong tuần đại lễ.
Theo thượng tọa Thích Gia Quang, đại lễ Phật giáo nhân 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là một sự kiện đặc biệt, hi hữu. Bên cạnh các hoạt động chính còn có các nghi thức về cầu quốc thái dân an và lễ cầu siêu cho anh linh của các anh hùng liệt sỹ qua các thời đại. Trong đó, phần lớn các sự kiện được tổ chức ngay tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long và thu hút hàng vạn tăng ni, Phật tử, đồng bào, kiều bào tham dự.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.