Văn hóa

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 16-8-2024

Thư Ký

Cấp thiết phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện; Đan Phượng phát triển sản phẩm OCOP: Tạo lực đẩy cho các làng nghề; Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Oai (16/8/1954 - 16/8/2024): Điểm sáng phía Tây Nam Thủ đô; Vướng mắc trong cấp đổi “sổ đỏ” tại xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng): Bao giờ mới được tháo gỡ?; Nguồn cung hàng hóa dồi dào dịp Rằm tháng Bảy… là những thông tin đáng chú ý trên Báo Hànộimới số ra ngày 16-8-2024.

Cấp thiết phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện

cap-cuu-ngoai-vien-kip-thoi-giup-viec-xu-ly-tiep-theo-tai-benh-vien-hieu-qua-hon-kha-nang-hoi-phuc-cua-benh-nhan-cao-hon.-anh-nguyen-dong.jpg
Cấp cứu ngoại viện kịp thời giúp việc xử lý tiếp theo tại bệnh viện hiệu quả hơn, khả năng hồi phục của bệnh nhân cao hơn. Ảnh Nguyễn Đông

Trong cuộc sống hằng ngày, các vụ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, cháy nổ, bão lũ… có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu người bị nạn được sơ cứu kịp thời, đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh nặng thêm hoặc tử vong trước khi đến bệnh viện. Do đó, việc phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện và nâng cao kỹ năng sơ cứu cho người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, không thể chần chừ.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục. Muốn sơ cứu được cần phải hiểu nguyên lý an toàn. Vì vậy, việc phổ biến và đào tạo các kỹ thuật cấp cứu ban đầu đối với cộng đồng là rất cần thiết.

Đan Phượng phát triển sản phẩm OCOP: Tạo lực đẩy cho các làng nghề

thu-hoach-hoa-dong-tien-tai-xa-dong-thap-huyen-dan-phuong-..jpg
Thu hoạch hoa đồng tiền tại xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng).

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Đan Phượng đã có 100 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Đây đều là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng gắn liền với truyền thống, văn hóa và bản sắc của địa phương. Việc này đang thúc đẩy làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn và là động lực để huyện tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tham gia chương trình.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Oai (16/8/1954 - 16/8/2024): Điểm sáng phía Tây Nam Thủ đô

huyen-thanh-oai-tap-trung-phat-trien-kinh-te-phan-dau-tro-thanh-quan-sinh-thai-vao-nam-2028.-anh-do-minh.jpg
Huyện Thanh Oai tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu trở thành quận sinh thái vào năm 2028.

Là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, vùng đất cổ Thanh Oai được hình thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân Thanh Oai có bề dày truyền thống đấu tranh anh dũng gắn liền với lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng Thủ đô. Thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thanh Oai luôn phát huy truyền thống vẻ vang, bồi đắp thành công mới, đưa huyện tiếp tục là điểm sáng phía Tây Nam Thủ đô, hướng tới trở thành trung tâm kinh tế, quận sinh thái vào năm 2028.

Vướng mắc trong cấp đổi “sổ đỏ” tại xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng): Bao giờ mới được tháo gỡ?

Xã Thọ Xuân có gần 800 hộ dân được UBND huyện Đan Phượng thừa ủy quyền UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất (gọi là "sổ đỏ") trong giai đoạn 1986-1988. Đến nay, nhiều hộ đã chia tách, cho tặng con xây dựng nhà ở, có nhu cầu cấp đổi "sổ đỏ" để ổn định cuộc sống, hạn chế tranh chấp nhưng chưa được đáp ứng. Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có hướng tháo gỡ.

Thừa nhận thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND xã Thọ Xuân Lê Xuân Hưng cho biết, những năm gần đây, UBND xã liên tục nhận được kiến nghị của cử tri trên địa bàn về vướng mắc trong việc cấp đổi “sổ đỏ” của các hộ dân đã được cấp giai đoạn 1986-1988. Tuy nhiên, do vượt thẩm quyền nên UBND xã đã hướng dẫn các hộ dân liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Đan Phượng để được hướng dẫn giải quyết.

Nguồn cung hàng hóa dồi dào dịp Rằm tháng Bảy

cac-loai-thuc-pham-bay-ban-tai-cho-hang-be-quan-hoan-kiem-trong-dip-ram-thang-bay..jpg
Các loại thực phẩm bày bán tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) trong dịp Rằm tháng Bảy.

Ghi nhận trên thị trường trong ngày 15-8 (tức 12 tháng Bảy âm lịch), hàng hóa tại các chợ dồi dào, giá hầu hết thực phẩm đều ổn định, ngoại trừ giá rau, quả tăng. Các tiểu thương dự báo, dịp Rằm tháng Bảy năm nay trùng vào cuối tuần nên giá hàng hóa có thể sẽ tăng hơn.

Phong tục của người Việt là khoảng mùng 10 tháng Bảy âm lịch bắt đầu làm mâm cơm cúng lễ Rằm tháng Bảy, do đó, những ngày này, nhiều gia đình đã mua sắm lễ.

Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ trong sáng 15-8, như: Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm); Gia Lâm, Diêm Gỗ (quận Long Biên), Hôm - Đức Viên, Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng)…, không khí mua sắm đã nhộn nhịp hơn. Lượng hàng hóa tại các chợ rất phong phú, giá hầu hết mặt hàng đều ổn định, ngoại trừ giá rau, quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 16-8-2024

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.