Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI

Hồng Sơn| 03/02/2015 06:43

(HNM) - Trái ngược với kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khiêm tốn của tháng 1-2014, kết quả thu hút nguốn vốn này đã


VCụ thể, trong tháng 1-2015, cả nước đã thu hút được hơn 663 triệu USD, gồm cả vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm. Kết quả này tăng đến 67% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tín hiệu khả quan trong bối cảnh nền kinh tế đang cần bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển. Riêng lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm hơn 90% tổng vốn cấp mới. Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng giải ngân được 505 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Dây chuyền sản xuất của Công ty Samsung Việt Nam.Ảnh: Bảo Lâm



Kết quả trên có được trong bối cảnh niềm tin vào môi trường đầu tư -kinh doanh tại Việt Nam của giới doanh nghiệp (DN) ngoại đang được củng cố và gia tăng. Đại diện giới doanh nhân và Đại sứ quán Mỹ khẳng định, các DN nước này mong muốn sẽ sớm trở thành nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam, nhất là để đón đầu, tận dụng những điều kiện thụân lợi hơn ngay sau khi cả hai nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đang kỳ vọng vào việc tăng trưởng vốn FDI sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ khi Chính phủ công bố dành cho khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang) những ưu đãi, cơ chế đặc biệt; trong đó chủ yếu về hấp dẫn vốn đầu tư một cách thông thoáng, dễ dàng hơn so với mức chung của cả nước. Tính toán sơ bộ cho biết, số vốn cần thiết có thể lên tới khoảng 10 tỷ USD trong vòng 2-3 năm tới. Được biết, hiện một số nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đang quan tâm, nghiên cứu để đi đến quyết định tham gia các dự án cụ thể. Một diễn biến khác cho thấy, cũng có một số nhà đầu tư đang nghiên cứu khả năng bỏ vốn tham gia phát triển dự án công nghệ thông tin, công nghệ cao tại Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh để tạo dựng cơ sở sản xuất linh kiện, chi tiết đòi hỏi kỹ thuật cao để phục vụ quá trình lắp ráp một số sản phẩm điện tử, nhất là điện thoại di động cao cấp. Đây là thực tế đáng khích lệ, bởi nó cho phép hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tạo nguồn cung ứng từ trong nước và chắc chắn sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đối với một số mặt hàng xuất khẩu; từ đó, làm tăng tính hấp dẫn và uy tín thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay các địa phương sẽ sớm khởi động chương trình xúc tiến, gọi FDI một cách có trọng tâm, đúng trọng điểm. Các địa phương sẽ gọi đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều tiềm năng, cũng như những thế mạnh và chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các chuyên gia khuyến nghị, cần tập trung giới thiệu danh mục dự án một cách đầy đủ, chi tiết; đặc biệt, khuyến khích những dự án có trình độ công nghệ cao, ưu tiên công nghệ mới để sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao cũng như có thể cạnh tranh về giá. Mỗi địa phương cần thông suốt quan điểm "khó tính" hơn trong lựa chọn dự án trên tinh thần thẩm định kỹ và kiên quyết từ chối những dự án áp dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều diện tích đất và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.