Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm

Nguyễn Thanh| 13/05/2022 12:50

(HNMO) - Ngày 13-5, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức đối thoại với chủ đề "Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm".

Đối thoại "Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm" được dẫn dắt bởi Thạc sĩ - dịch giả Trương Quốc Toàn.

Buổi đối thoại được dẫn dắt bởi Thạc sĩ - dịch giả Trương Quốc Toàn, cùng sự tham gia của ba vị khách mời: Nhà hoạt động thư pháp Ngẫu Thư Nguyễn Thanh Tùng; CEO và founder của Công ty TNHH Mỹ thuật ứng dụng Xưởng Kiến Đỗ Thế Thành; nghệ sĩ đa phương tiện Nguyễn Quốc Hoàng Anh.

Thư pháp là một loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển khắp nơi trên thế giới, cả ở phương Đông lẫn phương Tây.

Tại phương Tây, thư pháp được biết tới dưới cái tên Calligraphy, cũng có một lối "chơi chữ nghệ thuật" khác được gọi là Graffiti - tên gọi chung cho những hình ảnh hoặc chữ viết kiểu cách trên các bức tường ở các đường phố, khu phố, thường được vẽ bằng sơn, sơn xịt hoặc đánh dấu bằng thứ vật liệu bất kỳ lên những nơi có bề mặt phẳng, rộng.

Thư pháp luôn được biết đến như một thú chơi tao nhã của giới có học thức, giỏi ngôn ngữ và đam mê văn chương. Trong khi đó, hình ảnh của những bức tường phủ đầy graffiti thường gợi lên trong tâm trí con người hình ảnh những đứa trẻ thích nổi loạn "vẽ bậy", khao khát được thể hiện và khẳng định mình. Chỉ riêng điểm đó thôi cũng khiến không ít người cho rằng giữa thư pháp và graffiti luôn tồn tại một khoảng cách tưởng chừng không thể nào lấp đầy.

Nhưng cuộc đối thoại đã đem đến góc nhìn khác khi cho rằng thư pháp và graffiti là hai loại hình nghệ thuật có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như hình họa, cách thể hiện đòi hỏi trí tưởng tượng rất cao và đều mang trong mình sứ mệnh truyền tải những thông điệp nhất định.

Với các phần nội dung: Quá trình du nhập và phát triển của thư pháp và graffiti tại Việt Nam; nhận diện những điểm khác biệt và những điểm chung giữa hai bộ môn nghệ thuật này; hành trình của graffiti từ không gian đường phố bước vào các bảo tàng và không gian nghệ thuật hàn lâm; cuộc hội ngộ chưa từng có tiền lệ của thư pháp và graffiti trong không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, buổi đối thoại đưa đến cái nhìn tổng quát và khách quan về hai loại hình nghệ thuật thư pháp và graffiti, góp phần đưa hai loại hình nghệ thuật này đến gần công chúng hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.