(HNMO) - “The Good, The Bad, The Weird” (Thiện, Ác, Quái) được mô phỏng theo một trong những bộ phim cao bồi xuất sắc nhất mọi thời đại: The Good, The Bad and The Ugly (1966 – đạo diễn Sergio Leone). Bộ phim đã được đạo diễn Kim Jee Woon (Hàn Quốc) tái hiện rất sống động nhưng vẫn mang phong cách châu Á. Phim có sự tham gia của 3 diễn viên nổi tiếng nhất Hàn Quốc hiện nay
(HNMO) - “The Good, The Bad, The Weird” (Thiện, Ác, Quái) được mô phỏng theo một trong những bộ phim cao bồi xuất sắc nhất mọi thời đại: The Good, The Bad and The Ugly (1966 – đạo diễn Sergio Leone). Bộ phim đã được đạo diễn Kim Jee Woon (Hàn Quốc) tái hiện rất sống động nhưng vẫn mang phong cách châu Á. Phim có sự tham gia của 3 diễn viên nổi tiếng nhất Hàn Quốc hiện nay: Jung Woo Sung(Park Dowon – The Good); Lee Byung Hun (Park Chang Yi - The Bad);Song Kang Ho (Yoon Tea Go - The Weird)…
Phong cách cao bồi châu Á
Dù không có những cánh đồng hoang dã của miễn Viễn Tây, những pháo đài xa xôi, những nhà tù, giá treo cổ… như những bộ phim cao bồi kinh điển nhưng “The Good, The Bad, The Weird”của đạo diễn Kim Jee Woon vẫn là một bộ phim cao bồi hấp dẫn với những sa mạc đầy cát gió, những màn đấu súng trên yên ngựa tuyệt đẹp và những màn giao đấu trên tàu lửa cực kỳ ấn tượng.
Vượt qua mọi kỷ lục trong nước về kinh phí sản xuất, “The Good, The Bad, The Weird” là phim có kinh phí sản xuất lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc (17 triệu USD ).
Bộ phim xoay quanh 3 nhân vật: The Good – Thiện (Jung Woo Sung), The Bad – Ác (Lee Byung Hun) và The Weird – Quái (Song Kang Ho) đuổi bắt lẫn nhau vì một tấm bản đồ. QUÁI khơi nguồn mọi chuyện khi đánh cắp bản đồ từ tay một sĩ quan Nhật Bản. ÁC được thuê lấy lại tấm bản đồ đó còn THIỆN là người săn tội phạm cũng lần theo dấu vết để săn đuổi hai kẻ trên!
Vượt khỏi mô-tuyp chung của những bộ phim cao bồi thường thấy, “Thiện, Ác, Quái” không chia các nhân vật ra làm hai tuyến nhân vật đối lập. Ba nhân vật chính trong phim đại diện cho ba loại người: Thiện (The Good) – Ác (The Bad) – The Weird (Quái). Cả ba cùng lao vào cuộc tranh giành tấm bản đồ kho báu.
Mỗi người một mục đích, mỗi người một cách sống khác nhau, nhưng khi đã bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh giành báo vật, những khái niệm về Thiện – Ác – Quái…dường như không phải là bất biến. Điều này cũng đã được đạo diễn Kim Jee Woon xác nhận “Khán giả có thể dễ dàng gán cho từng nhân vật trong phim tính từ “thiện”, “ác” hay “quái”, nhưng giữa bối cảnh hỗn độn của thời loạn lạc trong phim, mỗi người trong bọn họ đều có lúc thế này hay thế khác; trên áp-phích phim cũng có hàng chữ: Ở Mãn Châu vào những năm 1930, không bao giờ có thể nói chắc được rằng ai đó là người tốt, kẻ ác, hay quái đản. Một người quá kiêu hãnh để có thể là một kẻ xấu, một người khác trong thâm tâm vẫn luôn ước ao được làm người tốt, còn người thứ ba thì khó nói được là tốt hay xấu do bản tính khác đời! Tôi cảm thấy hài lòng khi ba nam diễn viên chính của phim đều đạt được thần khí của nhân vật. Họ diễn xuất rất tuyệt vời. Không còn một chút gì phong cách cổ điển của phim Hàn Quốc mà thay vào đó, cả ba đã tạo cho mình một lối diễn rất là Viễn Tây”.
Công thức làm phim cao bồi thời kỳ này cũng khá đơn giản: bọn xấu hoành hành, người tốt thay mặt công lý ra tay chặn đứng, cảnh sát trưởng có thể là người tốt anh hùng ở lại chiến đấu tới cùng, cũng có thể là kẻ hèn bỏ chạy để một nhân vật “anh hùng bất đắc dĩ” nào đấy đứng lên bảo vệ thị trấn khỏi tay bọn cướp. Đan xen giữa cuộc đối đầu là phụ nữ, cờ bạc, quán rượu và những vụ án mạng. Không thể thiếu cảnh cưỡi ngựa lững thững giữa hoàng hôn đang buông.
Thời kỳ hoàng kim của phim cao bồi Viễn Tây kéo dài đến những năm đầu 1980 thìsuy thoái trầm trọng và gần như biến mất trên các màn ảnh vì sự thay đổi thị hiếu của công chúng. Tuy nhiên, đến giữa thập niên 80 và những năm 1990, phim cao bồi Viễn Tây vượt qua cơn “đại nạn” và bắt đầu bùng nổ trở lại với những bộ phim “cách tân”, phá vỡ nét lãng mạn cổ điển ban đầu. Dances with Wolves (1990), An American Legend (1993),
Tuyết Minh
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.