Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tham nhũng khuynh đảo chính trường Ai Cập

Thùy Dương| 15/09/2015 07:05

(HNM) - Ai Cập tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Mới đây nhất là vụ từ chức



Trước đó, truyền thông tư nhân Ai Cập đã tố cáo các vị bộ trưởng đương nhiệm không đủ năng lực và không cảm thông với sự đau khổ mà người dân phải gánh chịu sau cuộc lật đổ nhà lãnh đạo Hosni Mubarak năm 2011. Dư luận xứ Nhân sư chỉ trích mạnh mẽ Thủ tướng I.Mehleb cùng Nội các và gọi họ là “gánh nặng” cho Tổng thống A.F.el-Sissi.

Kinh tế khó khăn gần một nửa dân số Ai Cập sống trong cảnh đói nghèo.


Sự kiện ra đi của Nội các đương nhiệm Ai Cập diễn ra sau vụ Bộ trưởng Nông nghiệp Salah Helal bị bắt giữ do liên quan đến các cáo buộc tham nhũng. Bộ trưởng S.Helal và Chánh văn phòng của ông là Mohy El-Din Mohamed bị tố cáo nhận hối lộ của một doanh nhân lên đến 1 triệu USD để hợp thức hóa các thủ tục pháp lý giúp doanh nhân này chiếm đoạt 2.500 mẫu đất (tương đương 1.000ha) tại thung lũng Natroun, tỉnh Beheira. Nạn tham nhũng hoành hành tại Ai Cập từ lâu trong hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế đến giáo dục, y tế... đặc biệt trong các dự án đất đai. Dù Tổng thống A.F.el-Sissi nhiều lần tuyên bố giải quyết nạn tham nhũng nhưng xứ Kim tự tháp luôn lập kỷ lục về tham nhũng.

Trong những năm 1970, cựu Tổng thống Anouar-Sadate đã thực hiện quá trình tự do hóa nền kinh tế. Quá trình này đã kéo theo sự nổi lên của một tầng lớp doanh nhân giàu có. Hiện tượng này thay vì đóng góp cho sự thịnh vượng đã đào sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa các tầng lớp xã hội. Một bộ máy hành chính với đội ngũ công chức lương "còm" được cho là không thể sống nếu không tham nhũng. Vì thế, nạn tham nhũng đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Một số vụ liên quan đến người thân của các quan chức Chính phủ, hoặc cao hơn thế.

Một cựu quan chức Ai Cập cho rằng: "Kỷ nguyên Mubarak được coi là kỷ nguyên của những kẻ ăn cắp trong lịch sử Ai Cập". Hoạt động thiếu hiệu quả của các cơ quan kiểm sát hành chính công cũng là nguyên nhân dẫn tới tệ nạn tham nhũng tăng cao. Theo ông Mamdouh Wali, một chuyên gia kinh tế, những vụ tham nhũng do Cơ quan giám sát hành chính Ai Cập (ACA) đưa ra mới chỉ chiếm 10% con số thực. Sự tồn tại của các cơ quan như ACA chỉ làm tăng gánh nặng cho đất nước. Các cơ quan tương tự chỉ như vật trang trí bởi họ không có quyền lực thực sự...

Rõ ràng, bên cạnh nhiệm vụ vực dậy một nền kinh tế bị tàn phá sau ba năm biến động thì tỷ lệ thất nghiệp cao và nạn tham nhũng chưa thể dập tắt là thách thức không nhỏ trong nhiệm kỳ của Tổng thống A.F.el-Sissi. Lạm phát lên tới 12%, trong khi tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm mạnh từ mức trung bình 6-7% dưới thời Tổng thống H.Mubarak xuống còn khoảng 2%, thâm hụt ngân sách ở mức 34,8 tỷ USD - tương đương 14% GDP - chủ yếu do các chương trình trợ cấp hết sức tốn kém và thất thoát lớn, nợ công chiếm khoảng 80% GDP, dự trữ ngoại tệ giảm từ mức 36 tỷ USD hồi tháng 1-2011 xuống còn khoảng 17 tỷ USD. Gần 40% dân số Ai Cập, tức khoảng 34 triệu người, đang sống ở mức cận nghèo đói. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 13,4%; trong đó gần 70% số người thất nghiệp trong độ tuổi 15-29 tuổi.

Kinh tế Ai Cập hiện nay được nhìn nhận như "cái rổ thưa" không thể chứa được những khoản tài trợ năng lượng cũng như xã hội. Trong khi đó, tham nhũng - tồn tại từ trước làn sóng "Mùa xuân Arab" tràn qua, để rồi sau 3 năm vật vã trong biểu tình, bạo loạn - đã khiến nền kinh tế èo uột bên Sông Nin càng thêm rệu rã hơn. Sự rệu rã được phản chiếu qua ngành Du lịch - “bầu sữa” chính nuôi dưỡng nền kinh tế Ai Cập - đang tiếp tục suy sụp do ảnh hưởng của bất ổn chính trị.

Bốn năm sau cơn địa chấn "Mùa xuân Arab", đông đảo người dân Ai Cập vẫn chỉ có thể hy vọng cuộc khủng hoảng trầm trọng với những chương đẫm máu trong lịch sử của xứ Kim tự tháp sẽ chấm dứt để mở ra giai đoạn phát triển ổn định. Thế nhưng, ước mong này chỉ đạt được nếu chính quyền mới của Ai Cập có chính sách đúng đắn để vượt thoát vòng luẩn quẩn của một nền kinh tế trì trệ và nạn tham nhũng đang bủa vây.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tham nhũng khuynh đảo chính trường Ai Cập

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.